Sự phát triển của thai 35 tuần

08:08 - 13/03/2020 Lượt xem: 701

Thai 35 tuần đã có hình hài giống như một em bé sơ sinh khi mới chào đời và nếu sinh ra ở tuần thai này thì em bé sẽ thích nghi được. Cân nặng và chiều dài tiếp tục phát triển, làn da trở nên hồng hào và mịn hơn. Bé cũng dịch chuyển […]

Thai 35 tuần đã có hình hài giống như một em bé sơ sinh khi mới chào đời và nếu sinh ra ở tuần thai này thì em bé sẽ thích nghi được. Cân nặng và chiều dài tiếp tục phát triển, làn da trở nên hồng hào và mịn hơn. Bé cũng dịch chuyển sâu hơn xuống khung chậu để chuẩn bị cho kỳ sinh nở sắp tới.

1. Thai 35 tuần phát triển như thế nào?

Trong tuần 35 của thai kỳ, hầu hết các cơ quan nội tạng đã hoàn thiện. Thận của bé đã phát triển đầy đủ và gan đã có thể xử lý một số sản phẩm thải.

Bé đang tăng cân đều đặn khoảng gần 30gr mỗi ngày. Giờ bé đã nặng khoảng 2,5kg và dài hơn 47cm. Các lớp lông tơ và lớp sáp bao phủ cơ thể của bé đang rụng dần.

Sự phát triển của thai 35 tuần

Khi em bé càng phát triển đầy đặn thì giới hạn tử cung của mẹ càng bị thu hẹp. Các cú đá sẽ tăng lên cả về tần suất và hiệu lực gây đau cho mẹ. Mẹ có thể ngạc nhiên về sự thay đổi đường kính của bụng theo thời gian, đó chỉ là em bé đang thay đổi kích thước.

Đối với thai song sinh, tử cung sẽ nhanh chóng trở nên chật chội. Đa số thai phụ sẽ sinh sớm hơn so với dự kiến. Vì vậy các mẹ bầu mang thai đôi nên chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc vượt cạn sắp tới.

2. Sự thay đổi của mẹ khi mang thai 35 tuần

Bước sang tuần thứ 35, khi thai nhi di chuyển thấp hơn xuống vùng chậu làm kích thích bàng quang gây ra các vấn đề như đi tiểu thường xuyên & tiểu không tự chủ. Nếu bé ở vị trí thấp, mẹ bầu sẽ cảm thấy nhiều áp lực ở vùng âm đạo gây khó chịu.

Do tác động của các hormone thai kỳ, một số vi khuẩn đường miệng sẽ tích cực hoạt động, gây hôi miệng và sâu răng. Chính vì vậy, mẹ bầu cũng nên chú ý chăm sóc răng miệng trong thời điểm này.

Các tĩnh mạch ở chân bắt đầu đau (hoặc ngứa). Việc sử dụng các đôi tất chống giãn tĩnh mạch (support hose) có thể giúp các tĩnh mạch ở chân đẩy thêm một chút để chống lại áp lực từ việc bụng được đẩy xuống.

Nếu nhận thấy bé giảm hoạt động hay có dấu hiệu bị rỉ nước ối, hoặc nếu mẹ thấy ra máu âm đạo, bị sốt, nhức đầu nặng; đau bụng liên tục hoặc thị lực thay đổi thì nên đi khám ngay.

3. Mẹ cần làm gì ở tuần thai 35 của thai kỳ

Siêu âm, khám thai theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra ngôi, rau ối… Sau đó lựa chọn nơi sinh cho phù hợp. Một số bệnh viện đăng kí sinh ở tuần thai này. Nếu bạn muốn tìm hiểu về các phương pháp giảm đau sau sinh thì nên trao đổi với bác sĩ.

Sự phát triển của thai 35 tuần

Nếu dịch âm đạo ra nhiều, có mùi hôi hoặc ngứa bạn nên trao đổi với bác sĩ để được kiểm tra phụ khoa. Điều trị sớm, làm sạch đường ra cho bé yêu.

Chuẩn bị kế hoạch sinh: Phụ nữ mang thai nên tìm hiểu về:

  • Tất cả thông tin cần biết về việc mang thai và sinh nở (chuyển dạ và sinh nở)
  • Diễn biến của quá trình sinh con – từ lần co thắt đầu tiên đến khi con được sinh ra
  • Lập kế hoạch sinh nở.

Bạn không nên thay đổi tư thế đột ngột. Vận động nhẹ nhàng, massage thường xuyên để giúp cơ thể khỏe hơn.

Mua sắm tất cả các quần áo mẹ, bé và đồ dùng trước và sau sinh. Đồng thời giữ tâm lý thoải mái, nghỉ ngơi hợp lý.

4. Chế độ dinh dưỡng

Bé đang phát triển nhanh chóng, do đó bạn cần phải ăn uống đầy đủ để cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho bé. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt, chất đạm và canxi để phòng ngừa thiếu máu. Tử cung mở rộng tạo áp lực lên dạ dày khiến bạn thường xuyên thấy khó chịu, do đó dễ ảnh hưởng đến các thói quen ăn uống của bạn.

Mẹ bầu nên ăn nhiều rau củ quả có chứa chất xơ, uống nhiều nước, chia nhỏ bữa ăn. Hạn chế ăn thức ăn nguội hoặc đông lạnh và các thực phẩm chứa nhiều mỡ, đường để tránh mắc các bệnh tiểu đường, thừa cân,…

Mẹ đừng quên cung cấp đủ lượng acid béo thiết yếu (như DHA, có nhiều trong cá) để giúp phát triển não bộ bé. Nếu mẹ ko thích cá lắm, có thể chọn sữa bầu có bổ sung DHA mẹ nhé.

Trên đây là sự hình thành và phát triển của thai 35 tuần tuổi và sự thay đổi trong cơ thể người mẹ cùng với những lưu ý dành cho mẹ trong giai đoạn này. Nếu có thắc mắc hay có bất kì câu hỏi nào các mẹ có thể liên hệ qua Zalo: 0342318318, Facebook: https://www.facebook.com/san43nguyenkhang.vn  hoặc đặt lịch qua website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN  để được tư vấn. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Thuyên tắc ối nguy hiểm đến mức nào?
Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua