Sự phát triển của thai nhi 36 tuần

08:56 - 15/03/2020 Lượt xem: 614

Thai nhi 36 tuần có cân nặng trung bình khoảng 2600g và chiều dài dao động từ 47 – 52 cm; tương đương một quả dưa lê hoặc một bó cải xoăn. Mỗi ngày bé sẽ tăng thêm khoảng 28g. 1. Thai nhi 36 tuần phát triển như thế nào? Vào tuần thai thứ 36, […]

Thai nhi 36 tuần có cân nặng trung bình khoảng 2600g và chiều dài dao động từ 47 – 52 cm; tương đương một quả dưa lê hoặc một bó cải xoăn. Mỗi ngày bé sẽ tăng thêm khoảng 28g.

1. Thai nhi 36 tuần phát triển như thế nào?

Vào tuần thai thứ 36, bé không còn cử động mạnh mẽ như trước nữa. Kích thước cơ thể tăng lên cũng khiến khoảng không gian trong tử cung trở nên hẹp lại. Lúc này, bé dành thời gian để ngủ và nghỉ ngơi nhiều hơn. Vì thế mẹ nên chú ý đến cử động của bé hơn.

Lớp lông tơ và chất sáp bao phủ cơ thể giúp bảo vệ làn da của bé đã rụng dần đi. Các chất này hòa vào trong nước ối cùng với các chất bài tiết khác; em bé nuốt phải hợp chất này vào bụng sẽ kích thích hệ tiêu hóa của bé hoạt động. Đây cũng là đáp án lý giải nguyên nhân tại sao bé lại ra phân su ngay sau khi chào đời.

Sự phát triển của thai 36 tuần

Vì phổi của bé đã có đủ khả năng để có thể thích nghi với môi trường bên ngoài nên nếu mẹ chuyển dạ trong tuần này thì hãy yên tâm vì sức khỏe của bé sẽ ít có nguy cơ gặp phải những vấn đề nghiêm trọng.

2. Sự thay đổi của mẹ khi mang thai 36 tuần

Những triệu chứng ợ nóng và khó thở ở những tuần trước sẽ giảm đáng kể. Bạn sẽ thấy dễ chịu hơn khi bé bắt đầu di chuyển xuống phía khung xương chậu của mẹ. Quá trình này gọi là sa bụng và thường xảy ra một vài tuần trước khi sinh. Dáng đi của mẹ thay đổi là biểu hiện khá rõ rệt. Các cơn co chuyển dạ giả – Braxton Hicks có thể đến thường xuyên hơn gây khó chịu cho mẹ.

Mẹ có thể nhận thấy sự gia tăng tiết dịch âm đạo. Nếu mẹ thấy chất nhầy có lẫn một lượng nhỏ máu, cơn chuyển dạ có lẽ chỉ còn vài ngày nữa thôi. Nếu em bé chưa đủ 38 tuần và bạn thấy có 4 cơn co trong vòng một giờ; ra nhiều đốm máu to hơn hoăc bất kỳ dấu hiệu chuyển dạ sớm nào mẹ nên vào viện.

Do cơ thể phải giữ lại nhiều chất lỏng nên triệu chứng phù cũng rõ rệt hơn, đôi khi ảnh hưởng đến cả vùng mặt. Tuy nhiên, mẹ nên tiếp tục uống nhiều nước để loại bỏ natri dư thừa và các chất thải khác nếu nước ối bình thường.

3. Một số lưu ý khi mang thai 36 tuần

    • Chú ý sự chuyển động của thai nhi và báo cho phát sĩ nếu nghi ngờ có sự bất thường
    • Mẹ nên hết sức lưu ý các dấu hiệu chuyển dạ, trong trường hợp này khi thai nhi 36 tuần tuổi nhưng cơ thể mẹ lại bắt đầu xuất hiện 4 cơn co thắt đều đặn trong vòng một giờ đồng hồ thì tốt nhất mẹ nên đến bệnh viện ngay.
  • Sự phát triển của thai 36 tuần
    • Học cách nhận biết các dấu hiệu thông qua dịch nhầy âm đạo
    • Theo dõi nhịp tim, huyết áp hoặc nhiệt độ cơ thể.
    • Thông báo cho người thân về việc sắp đến ngày sinh
    • Bổ sung thực phẩm giàu Vitamin B6, Sắt, Canxi…
    • Thư giãn tối đa (Mất ngủ và thay đổi hormone có thể gây ra trầm cảm, lo lắng và căng thẳng)
    • Chuẩn bị túi vật dụng cần thiết cho ngày chuyển dạ
    • Bổ sung nhiều đạm protein và axit béo omega-3 từ thực phẩm.

4. Mẹ cần làm gì khi mang thai nhi 36 tuần

Siêu âm, khám thai theo lịch hẹn của bác sĩ ( ở tuần thai này thường kiểm tra 01 tuần 1 lần; nếu bất thường khám lại ngay)

Hãy chủ động tìm hiểu và hỏi thăm những người vừa mới có em bé. Họ sẽ có những trải nghiệm hay và mẹ cũng sẽ học được rất nhiều điều bổ ích!

Mẹ nên áp dụng cách massage, ngâm chân vào nước ấm vài phút trước khi đi ngủ để giúp máu huyết lưu thông tốt hơn.Hãy dành một khoảng thời gian ngồi thiền và thư giãn trong tĩnh lặng, tham gia lớp Yoga dành cho bà bầu, đi bơi, hoặc đi bộ từng quãng dài sẽ có lợi cho sức quá trình sinh nở.

Tìm hiểu về cách chăm sóc trẻ sơ sinh : Cách cho bú, bế hay tắm bé…

Khi đã nắm bắt và trang bị cho mình được thông tin có liên quan tới sự phát triển của thai nhi 36 tuần tuổi, các mẹ sẽ cảm thấy an tâm hơn để chính thức bước vào chặng cuối chuyển dạ thật thành công. Nếu có thắc mắc hay có bất kì câu hỏi nào các mẹ có thể đặt lịch qua website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN   hoặc tại đây để được tư vấn. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Thuyên tắc ối nguy hiểm đến mức nào?
Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua