Tắc ống dẫn trứng: Một trong những nguyên nhân gây vô sinh

08:12 - 28/08/2020 Lượt xem: 301

Vô sinh do tắc ống dẫn trứng chiếm khoảng 20% toàn bộ số bệnh nhân vô sinh. Tổn thương tai vòi có thể ở đoạn gần (đoạn kẽ và đoạn eo) hay tổn thương đoạn xa. Khả năng có thai của người phụ nữ bị giảm đi đáng kể. Những trường hợp vô sinh do […]

Vô sinh do tắc ống dẫn trứng chiếm khoảng 20% toàn bộ số bệnh nhân vô sinh. Tổn thương tai vòi có thể ở đoạn gần (đoạn kẽ và đoạn eo) hay tổn thương đoạn xa. Khả năng có thai của người phụ nữ bị giảm đi đáng kể. Những trường hợp vô sinh do bị tắc dính ống dẫn trứng thường điều trị khá phức tạp do phát hiện muộn. Phần lớn bệnh nhân chỉ biết mình bị bệnh khi đi khám vô sinh hiếm muộn sau thời gian dài lập gia đình mà không thấy mang thai.

1. Tổng quan bệnh tắc ống dẫn trứng

Ống dẫn trứng là một ống cơ có kích thước như sợi tóc, nối buồng trứng và tử cung. Ống dẫn trứng hoạt động theo cả 2 chiều: đưa trứng di chuyển từ buồng trứng đến tử cung, đồng thời giúp tinh trùng di chuyển từ tử cung đến gặp trứng và thụ tinh. Chính vì vậy ống dẫn trứng đóng vai trò quan trọng trong quá trình mang thai. Nếu bất cứ phần nào của ống dẫn trứng bị tổn thương, có thể do phẫu thuật hoặc nhiễm trùng thì đều có thể gây tắc.

Tắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân gây ra vô sinh ở phụ nữ. Bệnh thường không có triệu chứng, tuy nhiên có một số yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh. Nếu được chẩn đoán đúng và điều trị sớm, bệnh nhân hoàn toàn có thể mang thai trở lại.

Tắc ống dẫn trứng được phân loại thành nhiều dạng dựa vào vị trí và nguyên nhân gây tắc như:

        • Hydrosalpinx: tắc do chất lỏng, dịch tích tụ trong vòi trứng (ứ nước vòi trứng)
        • Pyosalpinx: tắc do mủ tích tụ trong vòi trứng (ứ mủ vòi trứng)
        • Hematosalpinx: tắc do máu tích tụ trong vòi trứng (ứ máu vòi trứng)
        • Viêm ống dẫn trứng mạn tính

2. Nguyên nhân 

Có thể đến từ 4 nguyên nhân chính sau:

      • Do bẩm sinh

Nguyên nhân này rất hiếm gặp. Bẩm sinh từ thai nhi sinh ra đã có khiếm khuyết trong cơ thể như ống dẫn trứng bị chít hẹp, hay ống dẫn trứng phát triển không hoàn thiện (bị thiếu hụt một phần hoặc toàn bộ).

      • Các bệnh lý mắc phải

tắc ống dẫn trứng

Viêm vùng chậu là nguyên nhân phổ biến gây ra tắc ống dẫn trứng. Hơn nữa ở những bệnh nhân viêm vùng chậu mãn tính thì nguy cơ càng cao. Viêm vùng chậu thường là một biến chứng thường do một số bệnh lây truyền qua đường sinh dục gây ra (ví dụ chlamydia, bệnh lậu, giang mai…).Ở những bệnh nhân này, ống dẫn trứng trở nên chật, hẹp, sau một thời gian sẽ dẫn tới tắc.

      • Vệ sinh cá nhân

Vệ sinh cá nhân không sạch và không đúng cách sẽ tăng nguy cơ viêm nhiễm cơ quan sinh dục và tiết niệu. Đặc biệt do đặc điểm cấu tạo bộ phận sinh dục nữ ở dạng “mở”, nên viêm nhiễm vùng kín xảy ra thường xuyên, nếu không có biện pháp kịp thời ngăn chặn các viêm nhiễm sẽ nhanh chóng lan rộng và thâm nhập sâu vào ống dẫn trứng gây tắc.

      • Các tác động thủ thuật ngoại khoa

Các thủ thuật như đặt dụng cụ tử cung, nạo phá thai, phẫu thuật ổ bụng, phẫu thuật vùng chậu tại các cơ sở y tế không đảm bảo sẽ tăng nguy cơ gây nhiễm trùng tử cung, viêm nhiễm đường tiết niệu, có thể dẫn đến TODT.

3. Hậu quả

Việc tắc nghẽn ống dẫn trứng khiến trứng và tinh trùng khó xảy ra sự thụ tinh; và trứng sau khi thụ tinh khó di chuyển xuống buồng tử cung để làm tổ. Do đó hậu quả của bệnh mang lại rất nặng nề. Trong đó có thể kể đến vô sinh ở nữ và chửa ngoài tử cung.

Bên cạnh đó, TODT còn gây ra một số hậu quả và nguy hiểm khác như rối loạn kinh nguyệt, tăng nguy cơ mắc phải một số bệnh phụ khoa khác, rối loạn nội tiết tố, thay đổi tâm lý, ảnh hưởng tới khoái cảm cũng như chất lượng đời sống tình dục,…

Việc phát hiện sớm, đúng và chính xác bệnh giúp hỗ trợ điều trị đáng kể ở những bệnh nhân bị tắc ống dẫn trứng. Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang là địa chỉ khám phụ khoa tin cậy được nhiều chị em lựa chọn để thăm khám và giải đáp những thắc mắc về vấn đề phụ khoa, thai sản. Để đăng ký khám, bạn có thể truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

 

Bài viết liên quan

Xét nghiệm phụ khoa và những điều cần biết
Men vi sinh có thực sự cần thiết trong điều trị phụ khoa?
Dung dịch vệ sinh phụ nữ được tin dùng nhiều nhất, bạn đã biết?
Hội chứng buồng trứng buồng trứng đa nang (PCOS) - Câu hỏi thường gặp
Tổng hợp đầy đủ những cách tránh thai hiệu quả nhất hiện nay (Phần 1)