googleb578e89369db4e48.html

Tại sao cần phải siêu âm thai?

16:07 - 29/06/2022 Lượt xem: 604 Tác giả: Thanh Nga

Siêu âm thai là một kiểm tra thăm khám cần thiết giúp đánh giá tình trạng phát triển của thai nhi trong bụng, để biết được con có phát triển bình thường hay không. Siêu âm thai định kỳ là việc làm rất cần thiết để theo dõi quá trình mang thai và kịp thời phát hiện được các bệnh tiềm ẩn của thai nhi cũng như thai phụ. Siêu âm là phương tiện chuẩn đoán hình ảnh giúp đánh giá sức khỏe của phụ nữ mang thai. Đây cũng là một kỹ thuật an toàn, chính xác và đơn giản.

1. Siêu âm thai có an toàn không?

Siêu âm đã được áp dụng trong sản khoa hàng thập kỷ nay và đã có bộ hướng dẫn quy trình, tiêu chuẩn đầy đủ. Cho đến bây giờ, chưa có nhà khoa học nào khẳng định được siêu âm gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé (theo nghiên cứu từ British Medical Ultrasound Society - Guidelines For The Safe Use of Diagnostic Ultrasound Equipment). Tuy nhiên, khuyến cáo của ISOUG (Hiệp hội siêu âm sản phụ khoa thế giới) thì thời gian siêu âm thai nên được giảm thiểu tối đa, sử dụng thời gian ngắn nhất và cường độ sóng thấp nhất có thể để lấy đủ thông tin cho chẩn đoán.

2. Tại sao mẹ bầu nên siêu âm thai?

Siêu âm thai là phương pháp kiểm tra nhờ vào sóng siêu âm để có được hình ảnh của em bé cũng như nhau thai, tử cung cùng những bộ phận khác nằm trong khung chậu người mẹ. Siêu âm thai là biện pháp an toàn giúp bác sĩ theo sõi sự tiến triển của thai kỳ và sức khỏe của bé.

Với sự phát triển khoa học và công nghệ hiện đại hiện nay, nhiều dị tật bẩm sinh hoàn toàn có thể điều trị thành công nếu như được phát hiện sớm bằng sàng lọc và chẩn đoán trước sinh. Điều này có thể giúp phát hiện sớm dị tật bẩm sinh cũng như đưa ra các biện pháp can thiệp kịp thời, từ đó hạn chế tối đa dị tật từ trong bụng mẹ và như vậy, trẻ sinh ra có thể phát triển bình thường.

Bạn nên thực hiện việc sàng lọc trước sinh bằng cách khám thai định kỳ, siêu âm tầm soát dị tật thai nhi và xét nghiệm trong thời kỳ mang thai. Bằng những xét nghiệm kiểm tra chẩn đoán trước sinh này, các cặp vợ chồng sẽ biết khả năng 80 - 90% thai nhi của mình khỏe mạnh hay có vấn đề gì bất thường hay không.

3. Các thời điểm nên siêu âm thai

Siêu âm chậm kinh: Xác đinh xem thai đã vào buồng tử cung hay chưa? Thai ở trong hay ngoài tử cung, xác định kích thước túi ối.Khảo sát xem có bất thường về tử cung hay buồng trứng của mẹ hay không.

Thai 6- 8 tuần: Siêu âm kiểm tra phôi và tim thai

Thai 12-14 tuần: Siêu âm hình thái, khảo sát dị tật thai (đo khoảng sáng sau gáy và một số chỉ số liên quan) Qua đó giúp phát hiện sớm những bất thường nhiễm sắc thể: bệnh Down, dị tật thai nhi,...

Thai 16-18 tuần: Siêu âm hình thái, khảo sát dị tật mặt, mũi, tay chân, cột sống, hộp sọ…

Thai 22-24 tuần: Siêu âm hình thái, khảo sát hình thái, dị tật tim

Thai 26-28 tuần: Siêu âm hình thái, phát hiện dị tật muộn( thận, não…)

Thai 30-32 tuần: giúp đánh giá sự tăng trưởng của thai, phát hiện một số vấn đề hình thái xảy ra muộn như bất thường ở động mạch, tim và não của thai nhi 32 tuần. Ngoài ra, bác sĩ nhận biết được tình trạng phát triển chậm trong tử cung - nguyên nhân gây suy thai và ngạt sau sinh.

4. Cách ngăn ngừa dị tật thai nhi

Có những trường hợp dị tật thai nhi xuất phát từ chế độ dinh dưỡng không hợp lý khi mang thai và những tác nhân đến từ môi trường. Bên cạnh đó, phụ nữ nên chuẩn bị những kiến thức chuẩn bị trước mang thai sẽ giúp ngăn ngừa dị tật thai nhi

  • Trước khi mang thai

Khi có ý định mang thai, bạn nên khám sức khỏe tổng quát để phát hiện và điều trị dứt điểm những căn bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Cụ thể, bạn nên tiêm phòng các bệnh như cúm, rubella, viêm gan B...ít nhất 3 tháng trước khi mang thai. Bên cạnh đó, phụ nữ đang có ý định mang thai nên bắt đầu bổ sung sắt và đặc biệt là axit folic, nhằm tránh nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi.

  • Trong thời gian mang thai

Phụ nữ mang thai có thể hạn chế khả năng xảy ra dị tật thai nhi bằng những cách dưới đây:

Khám tiền sản theo hướng dẫn của bác sĩ

Không uống rượu, hút thuốc

Thông báo với bác sĩ về những bệnh có khả năng di truyền trong gia đình

Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất mỗi ngày

Sử dụng thuốc thật thận trọng

Duy trì lối sống lành mạnh và giữ cân nặng lý tưởng

Thực hiện tiêm phòng các bệnh phổ biến

Khám thai định kỳ, xét nghiệm tầm soát đầy đủ.

Như vậy, trong suốt quá trình thai kỳ có rất nhiều biến chứng có thể xảy ra ảnh hưởng tới sức khỏe và sự an toàn của thai nhi. Chính vì thế mà các mẹ bầu cần ghi nhớ các mốc siêu âm thai định kỳ quan trọng để thường xuyên kiểm tra sức khỏe của bé cho đến lúc mẹ tròn con vuông.

Ngoài những thông tin bài viết cung cấp ở trên các mẹ bầu hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé.

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?
Thai bám ở sẹo mổ lấy thai có nguy hiểm?
Đi tiểu nhiều khi mang thai. Bình thường hay bất thường?