Tại sao cần thực hiện kĩ thuật phôi thoát màng

01:47 - 24/04/2020 Lượt xem: 559

Kĩ thuật phôi thoát màng giúp làm mỏng vỏ ngoài của trứng nhằm thủng màng ngoài của phôi, giúp phôi thoát màng và tổ ở tử cung. Đây là một công nghệ hỗ trợ sinh sản trong quá trình làm IVF giúp tăng tỷ lệ thành công. 1. Thế nào là phôi thoát màng? Tế […]

Kĩ thuật phôi thoát màng giúp làm mỏng vỏ ngoài của trứng nhằm thủng màng ngoài của phôi, giúp phôi thoát màng và tổ ở tử cung. Đây là một công nghệ hỗ trợ sinh sản trong quá trình làm IVF giúp tăng tỷ lệ thành công.

1. Thế nào là phôi thoát màng?

Tế bào trứng có vỏ một màng protein bao quanh được gọi là zona pellucida (ZP); màng này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển phôi. Những chức năng này thay đổi khi phôi phát triển. Trước khi trứng được thụ tinh, ZP hợp nhất với tế bào của tinh trùng; đây là khởi đầu của quá trình thụ tinh.

Khi một tế bào tinh trùng xâm nhập được vào vỏ và thụ tinh với trứng thì màng ZP sẽ cứng lại; để ngăn cản nhiều tế bào tinh trùng xâm nhập vào hợp tử đã được thụ tinh. Vỏ cứng lại cũng giúp ngăn phôi thai không bám vào trong ống dẫn trứng; nếu không sẽ gây ra thai ngoài tử cung. Khi hợp tử di chuyển dọc theo ống dẫn trứng để đến tử cung; bắt đầu phân chia thành phôi, màng ZP mở rộng và bắt đầu mỏng dần.

Hiện tượng phôi thoát màng (Hatching): Thường xảy ra vào ngày thứ 5 (120 giờ) sau khi thụ tinh. Lúc này phôi ở giai đoạn phôi nang và di chuyển vào trong lòng tử cung. Sau khi thoát màng phôi nang bắt đầu làm tổ trong nội mạc tử cung từ ngày thứ 6. Bất cứ nguyên nhân nào khiến cho phôi nang không thể thoát màng đều ngăn cản quá trình làm tổ; từ đó sự thụ thai không thể diễn ra.

tại sao cần thực hiện phôi thoát màng
    Tại sao cần thực hiện phôi thoát màng

2. Tại sao cần thực hiện kĩ thuật phôi thoát màng

Tỉ lệ làm tổ của phôi trong IVF thấp hơn so với kết quả chuyển phôi ở các động vật khác. Nhiều nguyên nhân được đưa ra để giải thích cho hiện tượng này; 1 trong số đó là phôi được nuôi cấy bên ngoài tử cung; rồi chuyển thẳng vào tử cung mà không đi qua vòi trứng.

Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy; phôi IVF vẫn có khả năng thoát màng và làm tổ nhưng tốc độ chậm hơn phôi in vivo (Harlow, 1982, Mercader, 2001). Một số tác giả cho rằng phôi thoát màng chậm sẽ tạo nên sự lệch pha giữa phôi sau khi thoát màng và nội mạc tử cung điều này làm cho nội mạc tử cung trở nên không thuận lợi sau khi phôi thoát màng (Check , 1999; Hsu, 1999). Ngoài ra phôi thoát màng chậm cũng có thể ngăn cản sự gia tăng trao đổi chất của phôi nang; khi đang phân chia rất nhanh vào cuối giai đoạn phôi nang.

Nhiều thử nghiệm cho thấy; mối liên quan giữa độ dầy của màng ZP với tuổi của phụ nữ và nồng độ FSH cơ bản (Loret de Mola, 1997). Độ dày của màng ZP làm phôi thoát màng khó khăn; từ đó giảm tỉ lệ làm tổ của phôi, giảm tỉ lệ có thai.

Kỹ thuật hỗ trợ phôi thoát màng lần đầu tiên được thực hiện thành công tại Mỹ năm 1990 do tiến sĩ Cohen thực hiện. Cho đến nay hầu hết các trung tâm IVF trên thế giới đều thực hiện kỹ thuật này; nhằm giúp tăng khả năng làm tổ của phôi sau IVF.

3. Rủi ro của phương pháp hỗ trợ phôi thoát màng

Bất kỳ thao tác hoặc kỹ thuật can thiệp trên phôi đều sẽ có một số rủi ro nhất định dẫn đến phôi sẽ bị hư hại. Điều này có thể xảy ra trước hoặc sau khi chuyển phôi, nhưng trong cả hai trường hợp thì có thể người phụ nữ sẽ không thể mang thai.

Một nguy cơ khác là sinh đôi, đặc biệt là sinh đôi cùng hợp tử (monozygotic twinning). Cặp song sinh cùng hợp tử là cặp song sinh giống hệt nhau, do xuất phát cùng từ một quả trứng và một tinh trùng. Bình thường IVF đã làm tăng nguy cơ này và một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng kỹ thuật hỗ trợ phôi thoát màng càng làm tăng thêm nguy cơ sinh đôi. Sinh đôi được gọi là nguy cơ do việc mang thai đôi làm tăng nguy cơ một số biến chứng cho cả mẹ và thai nhi.

Một số nghiên cứu lớn gần đây cho thấy nguy cơ dị tật bẩm sinh không tăng đáng kể với phôi được hỗ trợ phôi thoát màng so với chu kỳ IVF không thực hiện kỹ thuật này.

Bài viết liên quan

Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?