Tại sao trẻ dễ bị viêm tai giữa
15:38 - 03/06/2022 Lượt xem: 301 Tác giả: Thu Hoàng
Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh là hiện tượng nhiễm trùng ở tai giữa. Viêm tai giữa bao gồm các dạng: viêm tai giữa cấp tính, viêm tai giữa thể tràn dịch, viêm tai giữa tái phát và viêm tai giữa mạn tính.
Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh là hiện tượng nhiễm trùng ở tai giữa. Viêm tai giữa bao gồm các dạng: viêm tai giữa cấp tính, viêm tai giữa thể tràn dịch, viêm tai giữa tái phát và viêm tai giữa mạn tính.
1. Dấu hiệu trẻ bị viêm tại giữa
- Sốt có thể lên tới hơn 39 độ C.
- Hay dùng tay dụi hoặc kéo vành tai do bị ù tai, đau tai.
- Trằn trọc, khó ngủ và hay quấy khóc.
- Chán ăn, ăn không ngon miệng.
- Nôn ói hoặc tiêu chảy.
- Chảy mủ, dịch từ ống tai ngoài.
- Kém phản ứng với âm thanh.
- Triệu chứng đau tai, đau đầu hoặc giảm thính lực tạm thời thường xảy ra ở trẻ lớn.
2. Vì sao trẻ em dễ mắc viêm tai giữa?
Hệ miễn dịch ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa hoàn thiện, sức chống chịu còn kém nên các yếu tố gây bệnh như vi khuẩn, vi rút rất dễ xâm nhập gây viêm.
Tai giữa của trẻ có lỗ thông với mũi họng (vòi nhĩ ), Lỗ thông này của trẻ có đặc điểm ngắn hơn, rộng hơn và nằm ngang so với người trưởng thành. Vì thế mà chất lỏng từ mũi họng có vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào tai giữa gây viêm hoặc qua lỗ thủng màng nhĩ.
Trẻ sơ sinh rất dễ mắc phải viêm tai giữa. Do vậy, cha mẹ cần lưu ý những nguyên nhân gây bệnh dưới đây để có cách phòng ngừa bệnh hiệu quả:
- Tác nhân gây bệnh viêm tai giữa trẻ sơ sinh đó là: virus, vi khuẩn tấn công và làm tổn thương lớp biểu bì, niêm mạc vùng tai giữa.
- Trẻ bị viêm mũi, họng nếu không được điều trị dứt điểm sẽ gây biến chứng viêm tai giữa rất cao.
- Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh có sức đề kháng kém và thường bú nằm mà cấu tạo màng nhĩ của tai trẻ sơ sinh thường ngắn, rộng và nằm ngang nên vi khuẩn rất dễ xâm nhập, tấn công vào tai.
- Do những tác động bên ngoài: Tai không được vệ sinh sạch sẽ, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào và làm tổn thương màng nhĩ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát bệnh.
- Trẻ cũng có thể bị viêm tai giữa do biến chứng của một số bệnh lý tai mũi họng không được xem xét điều trị đúng, kịp thời như viêm amidan, viêm VA, viêm mũi xoang…
3. Cách phòng tránh viêm tai giữa cho trẻ
Cha mẹ có thể phòng tránh viêm tai giữa cho trẻ bằng các cách sau:
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những trẻ mắc bệnh cảm lạnh.
- Giữ ấm cho trẻ.
- Cho bé bú mẹ để giúp nâng cao sức đề kháng. Ngoài ra khi bú sữa bình tư thế nằm sữa có thể đổ và chảy vào tai trẻ. Do đó, mẹ nên cho bé bú ở tư thế ngồi.
- Không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.
- Kiểm tra xem trẻ đã được chích ngừa phế cầu, vắc xin ngừa cúm chưa. Tiêm vắc xin có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh hô hấp ở trẻ em.
Để cập nhật kiến thức về sản, phụ khoa và các kiến thức sau sinh của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang. Bạn có thể truy cập website: SAN43NGUYENKHANG.VN; để đặt lịch khám truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.