Tăng cân khi mang thai bao nhiêu là đủ ?

07:09 - 11/12/2019 Lượt xem: 189

Khi mang thai nhu cầu năng lượng tăng cao, mẹ bầu cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng vậy mẹ bầu cần tăng bao nhiêu cân là đủ? làm sao để có mức cân nặng lý tưởng khi mang thai?.Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!  1. Mức tăng cân lý tưởng trong thai kì được […]

tăng cân khi mang thai

Khi mang thai nhu cầu năng lượng tăng cao, mẹ bầu cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng vậy mẹ bầu cần tăng bao nhiêu cân là đủ? làm sao để có mức cân nặng lý tưởng khi mang thai?.Chúng ta cùng tìm hiểu nhé! 

1. Mức tăng cân lý tưởng trong thai kì được tính như thế nào ?

Mức tăng cân lý tưởng trong thai kì được tính dựa trên chỉ số khối cơ thể – BMI bạn hãy so sánh đối chiếu với bảng dưới đây để xem liệu bạn tăng cân như vậy đã hợp lý chưa.

Bảng ước lượng tăng cân khi mang thai dựa theo chỉ số BMI

BMI trước khi

mang thai

Cân nặng tăng thêm nếu mang thai 1 béCân nặng tăng thêm nếu mang thai 2 bé
Dưới 18,512 – 18 kgKhông có khuyến cáo
18,5 – 24,911 – 16 kg17 – 25,5 kg
25 – 29,97 – 11 kg14 – 22,5 kg
30 hoặc cao hơn5 – 9 kg11 – 19 kg

Bảng biểu này dựa trên hướng dẫn của Học viện Khoa học, Kỹ thuật và Y học Quốc gia Hoa Kỳ và hiện đang là hướng dẫn mới nhất.

2. Có nên giảm cân, ăn kiêng khi mang thai

Thời gian mang thai KHÔNG phải là thời điểm lí tưởng để ăn kiêng, giảm cân giữ dáng.

Việc hạn chế lượng calorie vào cơ thể mẹ sẽ dẫn đến:

– Tình trạng thiếu/suy dinh dưỡng cho thai nhi ảnh hưởng đến quá trình phát triển của con.

– Làm tăng nguy cơ tử vong hoặc nhẹ cân của trẻ sơ sinh.

– Ngoài ra, việc giảm cân, ăn kiêng trong thai kì cũng gây ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa và mất nguồn năng lượng cần cho cơ thể.

Trong trường hợp bạn có cân nặng quá mức, khi có thai, có thể bác sĩ muốn bạn giảm cân. Bạn chỉ được giảm cân dưới sự hướng dẫn và giám sát của bác sĩ. Nói chung bạn đừng cố gắng giảm cân hoặc ăn kiêng trong quá trình mang thai nếu thực sự không cần thiết vì điều này có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

3. Hậu quả của việc tăng cân quá ít khi mang thai

Việc tăng cân qua ít khi mang thai sẽ gây hậu quả:

– Nguy cơ thai chậm phát triển trong tử cung

– Suy dinh dưỡng bào thai

– Sinh con thiếu cân

– Sinh non.

– Ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa và không đủ sữa cho con bú

– Nếu khi mang thai mẹ có chỉ số BMI quá thấp hoặc quá nhẹ cân không đủ dinh dưỡng để nuôi thai cũng sẽ dẫn đến một tỉ lệ nhỏ gây nguy cơ sảy thai.

4. Tăng cân quá mức khi mang thai ảnh hưởng gì?

Việc tăng cân quá mức khi mang thai gây nguy cơ:

– Con to gây khó sinh

– Nguy cơ sinh mổ cao

– Tiểu đường thai kì

– Tiền sản giật

– Sinh non

– Rạn da

5. Vậy làm sao để có mức cân nặng lý tưởng khi mang thai?

5.1. Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Dinh dưỡng là yếu tố vô cùng quan trọng đối với phụ nữ mang thai.

Theo đó, chế độ ăn cho bà bầu cần đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm:

– Nhóm chất bột (bao gồm gạo, mì, ngô, khoai…)

-Nhóm chất đạm (bổ sung qua thịt, cá, trứng, tôm, cua, đậu đỗ…)

-Nhóm chất béo (có nhiều trong dầu, mỡ, vừng, lạc…)

-Nhóm vitamin, khoáng chất và chất xơ (trong các loại rau có màu xanh và quả chín)

Lưu ý:Thai phụ cần đặc biệt chú ý đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm; tuyệt đối không ăn những thức ăn chưa được nấu chín; không rõ nguồn gốc, quá nhiều gia vị… Để đáp ứng tiêu chuẩn tăng cân khi mang thai; người mẹ cần được cung cấp đủ lượng vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho cả mẹ và bé.

Uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày cung cấp đủ nước cho cơ thể phong ngừa táo bón.

Khi mang bầu nhu cầu năng lương tăng cao ngoài bổ sung bằng chế độ ăn các mẹ bầu cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết bằng thuốc( sắt, canxi, vitamin,DHA,..) dưới sự hướng dẫn của thầy thuốc, y bác sĩ để cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển một cách toàn diện.

5.2. Chế độ làm việc và sinh hoạt hợp lý

– Đảm bảo giấc ngủ mỗi ngày ít nhất 8 tiếng, nên ngủ trưa vừa đủ để phục hồi cơ thể.

– Phụ nữ mang thai nên làm việc theo khả năng của mình, không được làm việc quá sức.

– Tránh các công việc ở trên cao hoặc ngâm mình dưới nước. Trong khi làm việc, nên nghỉ giải lao hợp lý.

– Nên vận động thật nhẹ nhàng bằng cách làm việc nhà vừa phải, không nên nghỉ ngơi thụ động một chỗ.

– Giữ cuộc sống tinh thần thoải mái, tránh xảy ra căng thẳng, lo âu phiền muộn.

– Hạn chế đi xa, khi có việc ra ngoài, cần có người hỗ trợ.

– Giữ môi trường sống sạch sẽ, trong lành, thoáng đãng, tránh khói thuốc lá, bụi bẩn.

– Giai đoạn cuối của thai kỳ, bà bầu cần được nghỉ ngơi để lấy lại sức và con tăng cân.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cần kết hợp với khám thai, siêu âm thai tại các cơ sở y tế, phòng khám thai uy tín.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang tự hào là phòng khám sản uy tín số 1 tại Hà Nội; với cơ sở vật chất khang trang; máy siêu âm hiện đại; cùng đội ngũ y bác sĩ với nhiều năm kinh nghiệm.Đến với phòng khám các thai phụ sẽ được siêu âm, khám thai tư vấn chế độ thuốc; dinh dưỡng một cách hợp lý giúp mẹ có một thai kì phát triển khỏe mạnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?