Táo bón khi mang thai phải làm sao ?

07:26 - 25/05/2020 Lượt xem: 206

Theo thống kê 25 – 35% các mẹ bầu thường bị táo bón khi mang thai. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến sự hình thành búi trĩ. Táo bón lâu ngày gây ảnh hưởng đến cuộc sống của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. 1. Nguyên nhân gây táo bón […]

Theo thống kê 25 – 35% các mẹ bầu thường bị táo bón khi mang thai. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến sự hình thành búi trĩ. Táo bón lâu ngày gây ảnh hưởng đến cuộc sống của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.

1. Nguyên nhân gây táo bón khi mang thai

      • Do hormone:

Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ có biến đổi lớn về hàm lượng hormone;  ảnh hưởng tiêu cực tới đường ruột, gây cản trở việc đào thải các chất cặn bã ra ngoài qua hậu môn. Từ đó, mẹ bầu dễ bị táo bón.

      • Tử cung phát triển:

Tử cung ở thai phụ tăng kích thước chèn ép các cơ quan trong ổ bụng; dẫn đến các mẹ dễ bị táo bón khi mang thai và bệnh trĩ.

      • Ốm nghén:

Khi mới mang thai, dấu hiệu bị nôn do nghén có khả năng khiến cơ thể người mẹ bị mất nước. Cuối thai kỳ, do thai nhi gây chèn ép tới ruột nên cũng dễ làm ba bầu bị táo bón.

      • Do chế độ ăn uống:

Chế độ ăn không cân đối, thiếu chất xơ, uống ít nước, uống rượu, bia,…Ở thời kỳ đầu và cuối của thai kỳ thai phụ thường bị kích thích đi tiểu nhiều về ban đêm, nên nhiều thai phụ ngại uống nước nên càng dễ bị táo bón khi mang thai.

      • Ít vận động:

Do lúc mang thai bị ốm nghén, mệt mỏi khiến thai phụ lười đi lại, vận động.

      • Sự phát triển của thai nhi:

Sự lớn lên của thai nhi làm gia tăng áp lực lên khung xương chậu, làm tình trạng táo bón gia tăng. Cộng thêm với việc tăng cân nhanh, cảm giác mệt mỏi, thiếu luyện tập là những nguyên nhân rất dễ dẫn đến táo bón.

      • Do uống viên sắt và canxi bổ xung:

Để hấp thụ những khoáng chất trong một số loại viên sắt cơ thể cần một lượng lớn nước, tuy nhiên không phải bà bầu nào cũng uống đủ, hơn nữa một phần các khoáng chất này không hấp thụ được vào cơ thể phải ra ngoài là gánh nặng của hệ tiêu hóa, làm gia tăng nguy cơ bị táo bón.

2. Mang thai bị táo bón có ảnh hưởng đến thai nhi

      • Bị táo bón khi mang thai khiến người mẹ dễ thiếu hụt chất dinh dưỡng. Đó là do chất thải và khí đọng lại trong ruột làm đầy bụng, khó chịu, buồn nôn… Từ đó, mẹ bầu không muốn ăn vì ăn vào càng thấy tức bụng, khó chịu dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai.
      • Bị táo bón khi mang thai, bà bầu đi vệ sinh phải dùng lực nên dễ sảy thai.
      • Hơn nữa, các chất độc (như phenol, amoniac, indol…trong chất thải) bị tích tụ lâu trong ruột, rồi bị hấp thu vào máu và lan truyền khắp cơ thể, dẫn tới tình trạng nhiễm độc mãn tính, ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của thai nhi.

2. 5 cách tránh xa bệnh táo bón khi mang thai

      • Uống nhiều nước

Bạn cần cố gắng uống 8 – 10 ly (2-2,5 lít) nước lọc mỗi ngày. Trong hơn 9 tháng thai kỳ, đặc biệt ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối, tình trạng đi tiểu nhiều, đặc biệt vào ban đêm; vô tình gây cho mẹ bầu tâm lý ngại uống nước. Đây là điều rất nguy hiểm vì dễ dẫn đến tình trạng mất nước và khiến cho bệnh táo bón thêm trầm trọng. Và bạn có biết nước là cần thiết cho quá trình hấp thu chất xơ vào cơ thể?

      • Chú ý đến chế độ dinh dưỡng khi mang thai

Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ vào thực đơn như rau xanh, các cây họ đậu, trái cây họ cam, chanh, chuối, đu đủ chín, khoai lang, bí đỏ, cà rốt. Một điều cần lưu ý là việc ăn nhiều chất xơ một cách đột ngột sẽ dễ khiến bạn bị đầy hơi, do đó, bạn nên bổ sung chất xơ từ từ vào chế độ ăn hàng ngày để cơ thể thích nghi dần.

      • Giảm liều lượng canxi và sắt bổ sung

Bạn chỉ nên uống bổ sung canxi và sắt theo chỉ định của bác sĩ chứ không tùy tiện uống theo ý mình. Lượng khoáng chất dư thừa không được cơ thể hấp thụ sẽ là gánh nặng cho đường ruột; làm tăng nguy cơ táo bón. Khi uống bổ sung canxi hoặc sắt; nên chia nhỏ thành nhiều lần uống và uống với nhiều nước; vì cả hai khoáng chất này đều sẽ cần một lượng lớn nước để hấp thụ vào cơ thể. Tích cực ăn các thực phẩm chứa sắt và chọn viên sắt hữu cơ để cơ thể dễ hấp thu hơn và không bị kích ứng đường ruột.

      • Sử dụng dầu oliu cho các món chiên, xào, rán

Tiêu thụ thường xuyên các món chiên, xào, rán nhiều dầu mỡ cũng là một trong những nguyên nhân gây táo bón. Tuy nhiên, phải làm gì nếu bạn chỉ thích ăn các món này? Giải pháp cho bạn là dùng dầu ăn oliu với thành phần gồm dầu oliu nguyên nhất và dầu hướng dương tinh luyện. Loại dầu này ít thấm vào thức ăn nên tốt cho dạ dày và cũng không gây ngán, ngấy.

      • Tăng cường tập thể dục vận động nhẹ nhàng

Tập thể dục thường xuyên bằng những bài tập đơn giản không lao lực như đi bộ giúp lưu thông máu và cải thiện tiêu hóa.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang là địa chỉ khám thai uy tín tại quận Cầu Giấy – Hà Nội. Mẹ bầu có thể đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?