googleb578e89369db4e48.html

Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ nhỏ

15:24 - 03/04/2022 Lượt xem: 656 Tác giả: Kim Ngân

Thiếu máu thiếu sắt là nguyên nhân gây thiếu máu phổ biến nhất. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt của trẻ em 6 tháng – 5 tuổi nói chung trên thế giới chiếm 42%. Mặc dù số lượng ít nhưng sắt là thành phần rất quan trong, cần thiết cho sự sống.

1. Thiếu máu thiếu sắt là gì?

Thiếu máu do thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến nhất gây thiếu máu ở trẻ em. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi và trên 10 tuổi đa số do chế độ ăn không phù hợp theo tuổi, hay bị nhiễm giun móc, hay bị bệnh lý tiêu hóa mãn tính.

2. Nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt

Nguyên nhân thiếu sắt thường liên quan đến chuyển hóa sắt. Có thể phân thành 4 loại nguyên nhân chính.

  • Cung cấp sắt thiếu: Chế độ ăn thiếu sắt thiếu sữa mẹ, ăn bột nhiều quá và quá sớm, thiếu thức ăn nguồn gốc động vật. Đẻ non, thiếu cân, sinh đôi, mẹ chảy máu trước đẻ cũng làm cho lượng sắt được cung cấp qua tuần hoàn rau thai ít.
  • Do hấp thu kém như giảm độ toan dạ dày, tiêu chảy kéo dài, hội chứng kém hấp thu, dị dạng dạ dày ruột.
  • Mất sắt quá nhiều do chảy máu từ từ qua đường tiêu hóa như loét dạ dày - tá tràng, giun móc, polyp ruột, viêm túi thừa Meckel, chảy máu đường sinh dục hay chảy máu mũi mãn tính.
  • Nhu cầu sắt cao ở các giai đoạn trẻ lớn nhanh như dậy thì, đẻ non.

3. Hậu quả của thiếu máu do thiếu sắt

Hậu quả của thiếu máu thiếu sắt ở trẻ

  • Trẻ bị thiếu máu thiếu sắt sẽ ảnh hưởng tới nhiều cơ quan hệ thống trong cơ thể bao gồm: Ảnh hưởng hệ tiêu hóa như chán ăn, chậm phát triển, chậm lên cân.
  • Ảnh hưởng hệ thần kinh trung ương: Trẻ kích thích, mệt mỏi, kém hoạt động, chậm phát triển tinh thần vận động, giảm nhận thức, giảm sức học, phù gai thị.
  • Ảnh hưởng hệ thống tim mạch: Làm nhịp tim nhanh, tim to, suy tim.
  • Ảnh hưởng hệ thống cơ xương: Giảm khả năng luyện tập, giảm bền bỉ trong làm việc, thay đổi khoang xương sọ trong phim X-quang.
  • Ảnh hưởng hệ thống miễn dịch: Tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đặc biệt là nhiễm khuẩn đường hô hấp.
  • Biến đổi ở tế bào: Tế bào hồng cầu như giảm đời sống hồng cầu, tăng tự tan máu, tạo hồng cầu không hiệu quả...

4. Triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ

  • Tuổi thường từ 6 tháng. Nếu trẻ đẻ non có thể xảy ra sớm hơn từ 2-3 tháng. Da xanh, niêm mạc nhợt nhạt.
  • Kèm theo thiếu máu trẻ mệt mỏi, chán ăn, ít hoạt động, ngừng tăng cân, hay rối loạn tiêu hóa, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Ở lứa tuổi đi học trẻ thường học kém do kém tập trung.

Cận lâm sàng

  • Xét nghiệm máu: Thấy số lượng hồng cầu thường giảm, hồng cầu nhỏ và nhược sắc; hemoglobin giảm.
  • Xét nghiệm: Sắt và ferritin (Sắt dự trữ) giảm. Nếu nhẹ thường chưa giảm ferritin.

5. Điều trị thiếu máu do thiếu sắt như thế nào?

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lí. Điều trị các bệnh mạn tính đường ruột gây kém hấp thu sắt. Điều trị các nguyên nhân gây mất máu mãn tính. Điều trị bệnh chính gây mất sắt và rối loạn hấp thu sắt.

6. Thiếu máu do thiếu sắt có thể dự phòng được

Dự phòng thiếu máu thiếu sắt ở trẻ

  • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, nếu trẻ dùng sữa công thức nên dùng sữa có bổ sung sắt cho trẻ đến khi 1 tuổi.
  • Cho trẻ ăn các thức ăn có nhiều sắt có nguồn gốc động thực vật và thức ăn dễ hấp thu sắt như trứng, cá, thịt, đậu nành.
  • Chủ động bổ sung sắt cho trẻ sinh non nhẹ cân.
  • Tăng cường các thức ăn làm tăng hấp thu sắt, giàu vitamin C như cam chanh, cà chua, khoai tây..., loại bỏ các chất giảm hấp thu sắt.
  • Tẩy giun định kỳ hàng năm cho trẻ em trên 24 tháng tuổi.
  • Cần đề phòng thiếu máu thiếu sắt sớm ngay từ thời kỳ bào thai. 
  • Chủ động khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị các bệnh, các nguyên nhân gây thiếu sắt.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

 

TAGS: Sau sinh,

Bài viết liên quan

Sau sinh mổ có được nằm sấp không?
Dấu hiệu sót nhau thai sau sinh mẹ cần biết
Mẹ sinh mổ - Ăn gì nên và không nên
Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
Những vấn đề thường gặp sau sinh và cách khắc phục