ThinPrep PAP trong tầm soát ung thư cổ tử cung
16:11 - 12/02/2025 Lượt xem: 37 Tác giả: Thanh Nga
Xét nghiệm ThinPrep trong tầm soát ung thư cổ tử cung có ưu điểm gì vượt trội hơn so với Pap smear?
Tầm soát ung thư cổ tử cung là một bước quan trọng để phát hiện sớm các tổn thương ở cổ tử cung trước khi chúng phát triển thành ung thư. Việc này giúp tăng cơ hội điều trị thành công, giảm tỷ lệ mắc mới và tử vong gây ra do bệnh lý này. Xét nghiệm ThinPrep là một phương pháp xét nghiệm đơn giản, dùng để nhận diện các thay đổi ở tế bào cổ tử cung, đặc biệt hiệu quả trong việc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung.
1. Xét nghiệm ThinPrep là gì?
Xét nghiệm ThinPrep Pap là một phiên bản cải tiến của xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (Pap smear). Thay vì phết mẫu tế bào lên lam kính như trong phương pháp truyền thống, mẫu tế bào cổ tử cung được thu thập bằng chổi mềm và rửa vào một lọ dung dịch cố định, bảo quản mẫu. Sau đó, mẫu sẽ được chuyển đến phòng thí nghiệm để xử lý bằng máy ThinPrep, giúp tạo tiêu bản hoàn toàn tự động. Xét nghiệm này có thể phát hiện các thay đổi tiền ung thư, ung thư, viêm ở cổ tử cung và âm đạo. ThinPrep Pap được khuyến cáo thực hiện cho phụ nữ từ 21 đến 65 tuổi, với chu kỳ 3 năm/lần.
Máy ThinPrep sử dụng kỹ thuật chuyển tế bào bằng màng lọc có kiểm soát giúp loại bỏ các tế bào máu, chất nhầy, các mảnh vật chất không cần thiết trong quá trình chẩn đoán và tạo tiêu bản với lớp tế bào mỏng, được dàn đều, rõ ràng, dễ đọc. Điều này giải quyết được ⅔ lỗi âm tính giả gây ra trong khâu lấy mẫu. Đây là phương pháp đem lại hiệu quả cao trong việc tầm soát ung thư cổ tử cung với độ nhạy lên đến 95%.
2. Vai trò của ThinPrep trong sàng lọc ung thư cổ tử cung
Xét nghiệm ThinPrep được sử dụng để đánh giá mẫu tế bào từ cổ tử cung và âm đạo, giúp phát hiện các dấu hiệu thay đổi tiền ung thư, ung thư và viêm cổ tử cung. Mẫu tế bào sẽ được thu thập từ các vùng như cổ tử cung, bên trong và bên ngoài tử cung, âm đạo và âm hộ nhằm có được những kết quả chính xác về tình trạng tế bào ở những khu vực này, từ đó hỗ trợ bác sĩ trong việc đưa ra chẩn đoán sớm về các bệnh lý liên quan.
ThinPrep giúp phát hiện các bất thường trong tế bào cổ tử cung, bao gồm:
- Tổn thương tế bào vảy không điển hình (không xác định ý nghĩa hoặc không thể loại trừ tổn thương mức độ cao).
- Tế bào tuyến không điển hình.
- Tổn thương biểu mô vảy mức độ thấp.
- Tổn thương do virus HPV.
- Loạn sản các mức độ (nhẹ, trung bình, nặng), đặc biệt do HPV.
- Ung thư biểu mô/biểu mô tuyến cổ tử cung tại chỗ
- Ung thư biểu mô vảy
- Ung thư biểu mô tuyến tử cung, cổ tử cung.
3. Xét nghiệm ThinPrep nên thực hiện ở độ tuổi nào ?
- ThinPrep Pap khuyến cáo nên được bắt đầu từ tuổi 21 hoặc 3 năm sau lần quan hệ tình dục đầu tiên.
- Từ 21-30 tuổi, ThinPrep nên được thực hiện hàng năm.
- Sau tuổi 30, có thể thực hiện 2-3 năm/lần nếu 3 lần xét nghiệm trước đó đều âm tính. Nếu cả xét nghiệm HPV và ThinPrep đều âm tính, chỉ cần thực hiện mỗi 3 năm một lần.
- Những phụ nữ trên 65 tuổi, phụ nữ đã cắt bỏ tử cung hoặc mãn kinh mà trước đó xét nghiệm Thinprep cho kết quả âm tính thì không cần thực hiện xét nghiệm này tiếp.
4. Thời điểm tốt nhất làm xét nghiệm là khi nào?
Tránh thực hiện xét nghiệm khi đang có kinh nguyệt. Thời điểm lý tưởng là từ ngày 10-14 của chu kỳ
Hạn chế đặt thuốc âm đạo, thụt rửa âm đạo, không quan hệ tình dục tối thiểu 24h trước khi làm xét nghiệm để tránh ảnh hưởng đến chất lượng mẫu.
5. ThinPrep có ưu điểm gì nổi bật so với Pap smear truyền thống?
Nhiều nghiên cứu cho thấy Pap Smear bộc lộ khá nhiều hạn chế như tỷ lệ bỏ sót tế bào bất thường cao, với hơn 80% tế bào bị loại bỏ trong quá trình phết lên lam kính. Hơn nữa, khi thực hiện Pap Smear, tế bào không được bảo quản tốt và các thành phần không liên quan như dịch nhầy, có thể vẫn còn lại, làm ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả. Trong khi đó, máy ThinPrep sẽ phân tách các tế bào hỗn tạp như máu, dịch nhầy ra khỏi mẫu thí nghiệm, tiêu bản được làm tự động, dàn đều, mỏng, dễ đọc nhờ đó giúp giảm tỷ lệ dương tính giả, dễ dàng nhận diện các bất thường và đưa ra chẩn đoán.
Tại 43 Nguyễn Khang có thực hiện các xét nghiệm HPV, Aptima HPV, ThinPrep Pap, … Khách hàng có thể tới đăng kí xét nghiệm để nhận kết quả và tư vấn từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm. Liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn hoặc truy cập TẠI ĐÂY.
Ở Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Yên Bái, Lào Cai siêu âm thai và khám phụ khoa ở đâu?
Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang tự hào là đơn vị uy tín trong chăm sóc sản, phụ khoa. Không chỉ thu hút các mẹ bầu và các chị em tại Hà Nội tới thăm khám mà còn là địa chỉ được rất nhiều các chị em ở khu vực miền Bắc như Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hoà Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai,... quan tâm và tin tưởng.