Thực đơn cho bà bầu tiểu đường thai kỳ đầy đủ dưỡng chất

11:29 - 30/10/2023 Lượt xem: 225 Tác giả: Kim Ngân

Tiểu đường thai kỳ sẽ có rất nhiều biến chứng nguy hiểm đối với cả mẹ bầu và em bé. Nếu phát hiện sớm, điều trị đúng cách kết hợp cùng với chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ có thể giảm thiểu được khả năng xảy ra biến chứng. Do đó mẹ bầu có thể tham khảo một số gợi ý về thực đơn dành cho bà bầu tiểu đường thai kỳ trong 3 tháng cuối đầy đủ dinh dưỡng.

Biểu hiện của tình trạng tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối

biểu hiện tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối và thực đơn phù hợp Biểu hiện của tiểu đường các mẹ có thể nhận biết qua cuộc sống hàng 

Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ sẽ gặp những triệu chứng dưới đây:

  • Các mẹ bầu luôn cảm thấy khát nước, khô miệng dù không phải vận động nhiều hoặc không ăn nhiều đồ cay mặn.
  • Mẹ đã có chế độ nghỉ ngơi đầy đủ nhưng lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, uể oải thường xuyên.
  • Ngoài ra, các mẹ bầu có thể có những biểu hiện sau đây: mắt mờ, vùng kín ngứa, viêm âm đạo, ...

Những biến chứng thường gặp do tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối

Thực đơn phù hợp sẽ hạn chế biến chứng tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối Tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối rất dễ xảy ra biến chứng 

Một số biến chứng có thể xảy ra đối với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối:

  • Tăng huyết áp, tiền sản giật, thậm chí tai biến mạch máu não. 
  • Có nguy cơ sinh non.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
  • Mẹ bầu có nguy cơ cao phải đẻ mổ. 
  • Có nguy cơ mắc chứng tiểu đường type 2 sau sinh. 
  • Ảnh hưởng đến thị lực và hệ thần kinh của mẹ bầu. 
  • Thai nhi có nguy cơ mắc phải một số dị tật bẩm sinh. 

Gợi ý thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường 3 tháng cuối

một số thực đơn cho bà bầu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuốiCác mẹ cần có chế độ ăn phù hợp trong 3 tháng cuối 

Một số thực đơn cũng như thực phẩm các mẹ bầu nên tham khảo để vẫn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng mà không làm hàm lượng đường trong máu lên quá cao.

Nguyên tắc về chế độ ăn của bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối

  • Mỗi ngày, nên cung cấp từ 1.800 – 2.500 calo cho cơ thể, thay đổi tùy BMI của sản phụ.
  • Không ăn quá no hoặc để cơ thể quá đói.
  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày nên ăn 6 bữa một ngày.
  • Bố sung đa dạng thực phẩm.
  • Ưu tiên các thực phẩm nhiều chất xơ, ít chất béo, có hàm lượng vitamin cao.
  • Hạn chế ăn tinh bột, các loại bánh kẹo, nước ngọt, kem, đồ ăn chế biến nhanh, ...

Một số thực phẩm mẹ bầu tiểu đường thai kỳ nên bổ sung

Một số thực phẩm nên bổ sung trong thực đơn cho mẹ tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuốiCác mẹ nên chuyển tinh bột xấu thành tinh bột tốt

Khoai lang

Nhiều mẹ nghĩ là khoai lang có hàm lượng tinh bột cao và có vị ngọt nên nhiều mẹ đã không cho khoai lang vào thực đơn hàng ngày. Tuy nhiên, thực chất khoai lang có tác dụng kiểm soát đường huyết rất tốt. Trong khoai lang có caiapo có tác dụng kiểm soát đường và cholesterol xấu trong máu.

Do có nhiều tinh bột và có vị ngọt, khoai lang thường bị nhiều mẹ “loại thẳng tay” trong thực đơn của mình vì sợ “lên đường”. Tuy nhiên, ngược với suy nghĩ của số đông các mẹ; nếu biết cách; khoai lang còn có tác dụng kiểm soát và ngăn ngừa lượng đường huyết trong máu.Theo nghiên cứu, trong khoai lang có thành phần Caiapo giúp kiểm soát đáng kể lượng đường và cholesterol xấu trong máu.

Rong biển

Rong biển gần như không có lượng đường mà lại chứa nhiều vitamin, khoáng chất rất tốt cho sức khỏe.  Đây là một thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn của mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ. Các thành phần trong rong biển có tác dụng sinh học ngăn ngừa đái tháo đường. Chất Alginate trong rong biển có tác dụng kích thích insulin để kiểm soát đường huyết.

rốt

Trong cà rốt có hàm lượng đường đáng kể nhưng đường trong cà rốt có thời gian chuyển hóa lâu hơn  so với các loại thực phẩm khác; lượng đường trong cà rốt mất nhiều thời gian để chuyển hóa hơn. Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ và beta-carotene giúp kiểm soát lượng đường trong máu một cách hiệu quả.

Họ hàng nhà đậu

Theo các nghiên cứu khoa học được công bố trên tạp chí Y học Nội Khoa của Canada thì đậu là thực phẩm có khả năng kiểm soát đường huyết của cơ thể do nó có hàm lượng chất xơ phong phú giúp cơ thể no lâu và đường huyết ổn định hơn.  

Mướp đắng

Thành phần charatin trong mướp đắng có khả nặng kiểm soát đường huyết một cách hiệu quả. Không chỉ tiểu đường thai kỳ; các chuyên gia cũng khuyến cáo những bệnh nhân có bệnh tiểu đường mãn tính cũng nên thêm mướp đắng vào thực đơn mỗi ngày của mình.

Một số thực đơn mẹ bầu tiểu đường thai kỳ có thể tham khảo

Thực đơn bữa sáng mẹ bầu có thể tham khảo

  • Bún bò, phở bò.
  • Cháo yến mạch, cháo thịt băm, cháo gà, ...
  • 1 bắp luộc, 1 quả trứng luộc, 1 đĩa salad trộn cùng bơ.
  • 2 quả trứng luộc, 2 lát bánh mì nướng ngũ cốc.
  • 1 cốc sữa tươi không đường, 1 nửa quả táo và 1 - 2 lát bánh mì nước ngũ cốc.

Thực đơn bữa trưa mẹ bầu có thể tham khảo

  • 1 chén cơm gạo lứt với cá hồi áp chảo và một chút salad trộn.
  • 1 bát cơm trắng, 1 phần đùi gà nướng, 1 chén súp bí đỏ, bông cải xanh luộc.
  • 1 bát cơm gạo lứt, 1 chén canh mồng tơi nấu tôm, 1 quả trứng luộc.
  • 1 phần cá nướng, 1 củ khoai lang nướng hoặc có thể thay khoai lang nướng bằng 1 đĩa salad trộn.
  • 150g thịt bò áp chảo, 1 đĩa măng tây luộc hoặc khoai tây nghiền.
  • 1 bát cơm gạo lứt , 200g ức gà, 1 quả táo hoặc salad trộn rau củ.
  • 1 bát cơm trắng với 150g thịt heo (lưu ý chọn thịt nạc) và 1 phần salad trộn.

Thực đơn bữa phụ mẹ bầu có thể tham khảo

Sữa chua ít đường hoặc không đường, các loại hạt ngũ cốc, bánh yến mạch, bánh ngũ cốc, bánh rong biển, salad bơ, các loại trái cây ít đường, nước ép hoa quả (Tránh các hoa quả nhiều đường như: chuối, xoài, dứa, sầu riêng, mít, cải thiểu, nhãn,…).

Thực đơn bữa tối mẹ bầu có thể tham khảo

  • 1 phần thịt thăn heo nướng hoặc luộc, 2 lát bánh mì ngũ cốc và một phần salad rau củ trộn.
  • 1 bát cơm trắng, canh rau cải thịt băm, tôm nướng.
  • 1 bát cơm gạo lứt, canh cá hẹ và lườn gà áp chảo.
  • Cháo yến mạch hải sản (có thể nấu với tôm, ngao), 1 phần salad rau củ, 150g lườn gà nướng .
  • 1 bát bún gạo lứt (kèm với thịt nướng, rau cải hoặc hải sản) , salad rau củ hoặc salad hoa quả.
  • 1 bát cơm gạo lứt, 1 phần cá hồi nướng, 1 đĩa súp lơ luộc.
  • 1 bát cơm gạo lứt, thịt bò thăn áp chảo, măng tây luộc.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng đầy đủ các mẹ cần phải kết hợp nghỉ ngơi đầy đủ, tập luyện nhẹ nhàng đầy đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để có thể một thai kỳ khỏe mạnh hơn. Để nhận được sự tư vấn chính xác các mẹ hãy truy cập vào website Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang hoặc đặt lịch thăm khám để nhận được những tư vấn trực tiếp chi tiết từ các bác sỹ chuyên khoa của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang. Để đặt lịch khám thai, khám phụ khoa, siêu âm thai, ổ bụng, xét nghiệm máu quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn. 

Bài viết liên quan

Hướng dẫn mẹ cách nhận biết dịch âm đạo khi mang thai
Cách kiểm soát tiểu đường thai kỳ hiệu quả ngay tại nhà
Điểm danh những thực phẩm “VÀNG” làm tăng khả năng thụ thai
Cách canh ngày rụng trứng theo chuyên gia sản khoa cực chuẩn
Dấu hiệu phân biệt trứng làm tổ và thời kỳ tiền kinh nguyệt