googleb578e89369db4e48.html

Thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho trẻ thiếu máu.

09:56 - 10/05/2022 Lượt xem: 907 Tác giả: Lê Huyền Trang

Thiếu máu ở trẻ nhỏ tuy không quá nguy hiểm nếu được phát hiện sớm, tuy nhiên vẫn khiến cơ thể trẻ mệt mỏi, mất ngủ, thiếu tập trung...trẻ khó có thể phát triển một cách toàn diện. Do vậy khi trẻ được chẩn đoán là thiếu máu, chế độ dinh dưỡng để cân bằng lại các vi chất, phòng tránh thiếu máu là rất quan trọng. Dưới đây là những gợi ý thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho trẻ thiếu máu.

Thiếu máu là gì?

Thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ thiếu máu

Thiếu máu là tình trạng giảm lượng huyết sắc tố (Hb) trong một đơn vị thể tích máu. Theo tổ chức Y tế thế giới, được coi là thiếu máu khi:

  • Hb dưới 100g/l ở trẻ 6 tháng đến 6 tuổi.
  • Hb dưới 120g/l ở trẻ từ 7 – 14 tuổi.

Nguyên nhân thiếu máu.

  • Bệnh của cơ quan tạo máu: Giảm sản, bất sản tủy, suy tủy bẩm sinh hoặc mắc phải, thâm nhiễm tủy: Bạch cầu cấp kinh (bệnh máu trắng), các di căn vào tủy.
  • Do mất máu: Chấn thương, chảy máu cam…
  • Rối loạn về chức năng đông máu: Giảm tiểu cầu, Hemophili.
  • Do tan máu: Các bệnh tan máu do bệnh huyết cầu tố, bệnh của màng hồng cầu, tan máu tự miễn...
  • Thiếu máu dinh dưỡng: Là loại thiếu máu hay gặp nhất ở trẻ em, thiếu máu dinh dưỡng có thể do thiếu: sắt, vitamin B12, đồng, axit Folic… trong đó thiếu sắt là phổ biến:

     Các nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt:

  • Chế độ ăn cung cấp thiếu máu: Thiếu sữa mẹ, ăn sam không đủ thành phần, đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, sinh đôi.
  • Do hấp thu sắt kém: ỉa chảy kéo dài, nhiễm kí sinh trùng đường ruột (nhiễm giun đũa, giun móc).
  • Do nhu cầu tăng: mắc các bệnh nhiễm trùng.

     Những dấu hiệu thể hiện thiếu máu, thiếu sắt:

  • Da xanh niêm mạc nhợt nhạt từ từ.
  • Trẻ mệt mỏi, ít hoạt động, ăn kém, lên cân chậm.
  • Xét nghiệm: Huyết sắc tố giảm, sắt huyết thanh giảm.

Chế độ dinh dưỡng cho bé thiếu máu.

dinh dưỡng cho trẻ thiếu máu

Thiếu máu ở trẻ nhỏ tuy không quá nguy hiểm nếu được phát hiện sớm, nhưng lại gây ra nhiều phiền toái làm cơ thể trẻ mệt mỏi, mất ngủ, thiếu tập trung... khiến trẻ khó có thể phát triển một cách toàn diện. Do vậy khi trẻ được chẩn đoán là thiếu máu, chế độ dinh dưỡng để cân bằng lại các vi chất, phòng tránh thiếu máu là rất quan trọng. Vậy trẻ thiếu máu ăn gì? Một số loại thực phẩm dưới đây trẻ nên ăn khi bị thiếu máu:

  • Tăng cường cho trẻ bú mẹ: Sữa mẹ là thức ăn dinh dưỡng và tốt nhất cho bé. Trong sữa mẹ có đầy đủ các vi chất cho bé, vì vậy mẹ nên có chế độ ăn hợp lý để bé hấp thu các vi chất từ sữa mẹ.
  • Thịt đỏ: Thiếu máu là do thiếu sắt, vì vậy các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu, thịt lợn nạc) thường chứa nhiều sắt, giúp trẻ phòng chống thiếu máu. Bên cạnh đó, trong các loại thịt đỏ còn có tác dụng giúp hạ cholesterol hiệu quả.
  • Hải sản: Đây là một thực phẩm dinh dưỡng cho bé thiếu máu. Hải sản chứa nhiều sắt và các vitamin tốt cho sức khỏe.Một số loại hải sản nên cho bé ăn nhằm phòng chống thiếu máu như: cá, nghêu, sò, hến, trai, tôm, cua...
  • Gan lợn: Gan lợn chứa nhiều vitamin A, B, D cùng các khoáng chất khác giúp cơ thể bé phát triển khỏe mạnh, vì vậy nên bổ sung trong thực đơn hàng ngày cho bé.
  • Rau củ, trái cây: Rau xanh chứa nhiều dinh dưỡng. Mẹ nên cho bé ăn các loại rau như: cải xoăn, cải bó xôi, rau diếp, bí ngô, súp lơ xanh, rau ngót, khoai tây hay các loại đậu đỗ... giúp trẻ bù lại lượng sắt còn thiếu trong cơ thể. Theo đó, trẻ thiếu máu nên ăn dưa hấu, nho, dâu tây, đu đủ, chuối, chà là, mận...
  • Một số loại khác: Bên cạnh các loại trái cây chứa nhiều sắt thì mẹ nên bổ sung cho trẻ bị thiếu máu những loại quả chứa nhiều vitamin C giúp hỗ trợ bé trong việc hấp thụ sắt.

Phòng ngừa thiếu máu cho con các bà mẹ cần phải làm gì?

phòng ngừa thiếu máu ở trẻ thiếu máu

 

 

Bên cạnh việc nâng cao khẩu phần ăn cho trẻ qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày, để phòng chống thiếu máu cho trẻ, bà mẹ cần lưu ý:

  • Bà mẹ phải ăn uống tốt, đầy đủ khi có thai và cho con bú.
  • Uống viên sắt khi biết mình có thai cho đến 1 tháng sau đẻ.
  • Thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ, cho ăn bổ sung theo đúng tháng tuổi, chọn các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng (cũng là những thực phẩm giàu sắt)
  • Vệ sinh ăn uống để tránh các bệnh giun sán và tiêu chảy.
  • Cho trẻ tẩy giun theo định kì 6 tháng/lần khi trẻ được 2 tuổi trở lên theo chỉ định của bác sĩ.

 

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

3 tháng đầu thai kỳ mẹ bầu nên và không nên ăn gì
Những lý do khiến trẻ sơ sinh ngủ ít mẹ nên lưu tâm
Thời điểm nào nên xét nghiệm vi chất cho bé?
Siro Hỗ Trợ Tăng Đề Kháng High Potency Zinc Gluconate
Cách nhận biết và xử lí trẻ bị dị ứng đạm sữa bò