Tràn dịch màng ngoài tim của thai nhi và tiên lượng
11:47 - 15/07/2022 Lượt xem: 2099 Tác giả: Thu Hoàng
Tràn dịch màng ngoài tim ở thai nhi (FPE) là sự tích tụ của các chất dịch lỏng dư thừa xung quanh tim. Vì nó xảy ra ở màng ngoài tim, nên hiện tượng này còn được gọi là tràn dịch màng ngoài tim ở thai nhi.
1. Dịch màng ngoài tim là gì?
Được xác định khi siêu âm có dịch ở màng ngoài tim.
Kích thước độ dày lớp dịch nhỏ hơn 2mm là 1 dấu hiệu bình thường ( 45% đến 50% có ở những thai nhi bình thường).
Dịch màng ngoài tim có độ dày từ 2mm hoặc lớn hơn có thể liên quan với các bất thường cấu trúc tim thai hoặc phù thai (hydrops không miễn dịch).
2. Nguyên nhân gây tình trạng dịch màng ngoài tim
Bất đồng nhóm máu Rh giữa mẹ và thai nhi.
Yếu tố Rhesus (Rh) là một kháng nguyên hay protein đặc biệt trên bề mặt các hồng cầu. Nó cũng là một cách phân loại nhóm máu.
Bất thường nhóm máu Rh xuất hiện khi mẹ mang nhóm máu Rh âm nhưng có thai mang nhóm máu Rh dương. Bệnh này không phát triển cho đến khi người phụ nữ có ít nhất 1 lần mang thai hay co tiền sử nhận máu từ người mang Rh dương.
Các tế bào máu của thai nhi với số lượng nhỏ qua nhau thai và tới cơ thể mẹ. Hệ thống miễn dịch của cơ thể mẹ nhận diện các tế bào này là những kháng nguyên lạ, kích thích hình thành nên các kháng thể chống lại nó. Những kháng thể này có thể di chuyển qua nhau thai, đi vào tuần hoàn của thai nhi và gây phá hủy các tế bào hồng cầu của thai nhi. Lúc này, thai nhi có hiện tượng tan máu, thiếu máu nghiêm trọng. Kéo theo đó là các chất dịch ở màng ngoài tim vẫn được giữ và gia tăng theo tuổi thai.
Hội chứng truyền máu song thai (Twin to Twin Transfusion Syndrome – TTTS)
Hội chứng này thường xảy ra ở các cặp song sinh cùng trứng, một bánh nhau- hai buồng ối.
Hội chứng gồm nhiều giai đoạn khác nhau, khi đã đến biểu hiện tràn dịch màng ngoài tim là bệnh đã ở giai đoạn sau, tiên lượng thường rất nặng nề.
Nguyên nhân khác:
– Suy thai
– Dị ật tim bẩm sinh
– U tim thai , nhiễm trùng bào thai.
3. Tiên lượng:
– Đối với trường hợp thai nhi có độ dày lớp dịch màng ngoài tim 2-7mm, nhưng không có dấu hiệu gì bất thường khác ->Tiên lượng tốt
– Trường hợp thai nhi có dị tật tim bẩm sinh và có bất thường số lượng nhiễm sắc thể, hay có tràn dịch màng ngoài tim lượng nhiều -> tiên lượng xấu.
– Trường hợp có phù thai nhi hydrops (bao gồm tràn dịch ở màng tim, màng phổi, mô dưới da, dưới da đầu, bụng,… ) hoặc những bất thường ngoài tim ->Tiên lượng rất xấu, tử vong cao.
Khi mang thai, cách tốt nhất để kiểm tra tràn dịch màng ngoài tim ở thai nhi cũng như các vấn đề khác là bạn nên đi siêu âm và khám thai định kỳ. Khám thai theo lịch hẹn của bác sĩ bạn sẽ nhận được rất nhiều lời khuyên hữu ích giúp em bé khoẻ mạnh và an toàn.
Ngoài những thông tin bài viết cung cấp ở trên các bạn hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nh