googleb578e89369db4e48.html

Trẻ bú mẹ bị tiêu chảy, mẹ phải làm sao?

11:57 - 11/02/2023 Lượt xem: 562 Tác giả: Kim Ngân

Hệ tiêu hóa của trẻ mới sinh còn non nớt. Dinh dưỡng của bé được hấp thu nhờ sữa mẹ. Nhiều trường hợp trẻ bú mẹ bị tiêu chảy mà không biết lý do vì sao. Các mẹ hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân trẻ bú mẹ bị tiêu chảy và những lời khuyên cho các mẹ bỉm qua bài viết dưới đây của phòng khám nhé!

1. Nguyên nhân dẫn tới tiêu chảy khi trẻ đang bú mẹ

Mẹ chưa cho bé bú đúng cách

Giai đoạn sơ sinh đường tiêu hóa và hệ miễn dịch non yếu, bé rất dễ bị rối loạn tiêu hóa, các biểu hiện thường thấy là chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy. Trong thời gian này, trẻ sơ sinh bú mẹ bị tiêu chảy khả năng cao là bé chưa được cho “ti” đúng cách.

Mẹ vệ sinh đầu vú hoặc bình sữa chưa sạch

Trong môi trường tự nhiên tồn tại rất nhiều vi khuẩn gây hại cho hệ tiêu hóa mà mắt thường không thể thấy được. Đặc biệt là đối với hệ tiêu hóa của trẻ còn khá yếu tạo cơ hội cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy… Việc các mẹ không vệ sinh sạch bình sữa và đầu vú sau khi cho trẻ ăn là một trong những nguyên nhân chính khiến vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể bé và gây bệnh.

Mẹ sử dụng thuốc

Một số thuốc thông thường thậm chí là thực phẩm chức năng mà mẹ đang uống có thể là tổn thương đến hệ tiêu hóa của trẻ. Chính vì vậy, khi đang trong thời kỳ cho con bú, các mẹ cần phải sử dụng các loại thuốc dựa theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Chế độ ăn uống của mẹ

Chế độ ăn uống của mẹ cũng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ đặc biệt là khi mẹ ăn những đồ ăn có tính hàn như ốc, quả lê, cải bắp… Trong một số trường hợp bé còn bị dị ứng với sữa bò đây cũng là nguyên nhân khiến bé dễ bị tiêu chảy. Nếu bé nhà bạn có dấu hiệu tiêu chảy khi mẹ uống sữa bò thì bạn không nên uống sữa bò.

Bé mắc nhiễm trùng đường ruột

Có nhiều loại vi trùng được xem là tác nhân khiến đường ruột của trẻ bị nhiễm trùng. Chúng là:

  • Virus: Rotavirus, Enterovirus….
  • Vi khuẩn: E. coli, Salmonella, Campylobacter, Shigella…
  • Ký sinh trùng: giardiasis và cryptosporidiosis…

Bên cạnh ba tác nhân kể trên, đôi khi trẻ em bị tiêu chảy là do:

  • Có chế độ ăn nhiều đường (ăn nhiều đồ ngọt, uống nhiều nước trái cây đóng hộp…)
  • Dị ứng thực phẩm
  • Không dung nạp lactose, fructose hoặc sucrose

2. Mẹ cần làm gì khi bé bị tiêu chảy?

trẻ bú mẹ bị tiêu chảy, mẹ phải làm sao

Trước khi thực hiện sự thay đổi nào để tình trạng tiêu chảy của bé được ổn định, mẹ cần tìm ra được đúng nguyên nhân khiến bé bị tiêu chảy. Từ đó, các phương pháp hỗ trợ được kịp thời và đúng đắn hơn

- Cho bé bú đúng cách: Sữa mẹ không phải giống nhau đều đều. Khi bé bắt đầu bú, sữa trong và loãng; khi em bé bú gần hết, sữa sẽ đặc lại. Nếu bé “ti” không hết một bên, bé sẽ ăn quá nhiều sữa trong nhưng thiếu sữa đặc, dẫn đến tình trạng bú sữa mẹ bị tiêu chảy, thậm chí, có thể thiếu dinh dưỡng. Vì vậy, khi thấy con bị tiêu chảy, các mẹ có thể xử trí bằng cách hút, nặn bớt sữa trong ra trước khi cho bé bú, để bé bú được nhiều sữa đặc hơn, cân bằng lại dinh dưỡng.

- Vệ sinh đầu ti sạch sẽ bằng nước ấm trước khi cho bé bú. Vệ sinh bình sạch sẽ, trước khi vắt sữa hoặc cho bé bú bằng bình.

- Thông báo cho bác sĩ bạn đang cho bé bú khi cần dùng thuốc. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn và dừng thuốc nếu thấy trẻ bị tiêu chảy.

- Bù nước, điện giải cho trẻ bị tiêu chảy bằng đường uống.

- Cơ thể trẻ sẽ bị mất nước rất nhanh nếu như không được bù nước kịp thời. Mẹ có thể sử dụng dung dịch Oresol để bù điện giải cho bé. Tuy nhiên không nên tự ý cho trẻ uống thuốc bù điện giải mà phải được sự tư vấn của bác sĩ.

- Thay đổi chế độ ăn của người mẹ: Giảm lượng tinh bột ăn hàng ngày, thay đổi thực phẩm mới ăn và theo dõi tình trạng của bé.

- Cho trẻ uống men vi sinh: Cho trẻ uống men vi sinh là một trong những giải pháp hữu hiệu khi bé nhà bạn bị tiêu chảy. Men vi sinh giúp tăng các lợi khuẩn cho trẻ, giúp cải thiện đáng kể tình trạng tiêu chảy khi trẻ bú mẹ bị tiêu chảy. Tuy nhiên dù là uống men vi sinh nhưng cha mẹ nên chọn mua cho bé những sản phẩm men vi sinh đã được kiểm chứng an toàn và được Bộ Y tế cấp phép.

- Đưa trẻ đi gặp bác sĩ: Khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời nhất. Không nên sử dụng những biện pháp dân gian hay sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy cho người lớn để điều trị tiêu chảy cho trẻ.

Ngoài những thông tin bài viết cung cấp ở trên các mẹ bầu hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé. Để đặt lịch khám, các mẹ có thể để lại thông tin TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342 318 318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Thời điểm nào nên xét nghiệm vi chất cho bé?
Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa còi xương ở trẻ
Grow baby dạng xịt - Hỗ trợ phát triển chiều cao và trí não cho trẻ
Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị viêm miệng
Một số triệu chứng nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh