Trẻ sinh non và các vấn đề thường gặp

02:10 - 06/03/2020 Lượt xem: 580

Trẻ sinh non là khi trẻ ra đời trước 37 tuần tuổi. Trẻ sinh non càng sớm nguy cơ đối mặt với các vấn đề sức khỏe càng cao, thậm chí tử vong ngay sau sinh. Bởi lẽ, các bé chào đời khi thể chất chưa thật sự ở thời điểm tốt nhất cũng như […]

Trẻ sinh non là khi trẻ ra đời trước 37 tuần tuổi. Trẻ sinh non càng sớm nguy cơ đối mặt với các vấn đề sức khỏe càng cao, thậm chí tử vong ngay sau sinh. Bởi lẽ, các bé chào đời khi thể chất chưa thật sự ở thời điểm tốt nhất cũng như các cơ quan trong cơ thể vẫn còn đang hoàn thiện. Những chia sẻ dưới đây về các bệnh lý thường gặp ở trẻ sinh non hi vọng có thế giúp ích cho các bậc phụ huynh khi chăm sóc trẻ.

1. Các vấn đề về hô hấp (đặc biệt là suy hô hấp)

   Trẻ sinh non thiếu tháng thường mắc các bệnh về hệ hô hấp do hệ hô hấp của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Trẻ có thể bị khó thở, suy hô hấp thậm chí có các cơn ngừng thở kéo dài 20 giây hoặc nhiều hơn trong vài ngày đầu sau sinh. Trường hợp này thường gặp ở trẻ sinh non dưới 34 tuần.

Hội chứng suy hô hấp cấp là nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ sinh non. Suy hô hấp cấp là một hội chứng của nhiều nguyên nhân gây nên; rất hay gặp trong thời kỳ sơ sinh. Nhất là những ngày đầu sau đẻ, khi trẻ mới bắt đầu làm quen với môi trường bên ngoài tử cung. Suy hô hấp có thể xuất hiện vài giờ hay vài ngày sau sinh. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên.

Phương pháp điều trị tốt nhất chính là trợ thở cho trẻ bằng cách duy trì nồng độ oxy trong máu luôn ở mức ổn định. Thông qua máy thở nhân tạo và bơm Surfactan qua ống nội khí quản cho bé theo đúng chỉ định của bác sĩ.

 2. Hạ thân nhiệt

Rối loạn chức năng điều hòa thân nhiệt do trung tâm điều hòa thân nhiệt ở não non yếu; trương lực cơ yếu, giảm vận động để sinh nhiệt diện tích da lớn hơn so với cân nặng; lớp mỡ dưới da kém phát triển, dễ mất nhiệt.

Cần giữ ấm cho trẻ vì để lạnh trẻ dễ bị phù cứng bì làm trầm trọng thêm bệnh lý của trẻ. Có 2 phương pháp trợ giúp trẻ sơ sinh non tháng, nhẹ cân duy trì thân nhiệt là ủ ấm trong lồng ấp và phương pháp chuột túi.

Lồng ấp

Trẻ < 2000g cần duy trì nhiệt độ lồng ấp 33 – 34°C.

Trẻ < 1500g cần duy trì nhiệt độ lồng ấp 34 – 35°C.

Nhiệt độ trong phòng nuôi trẻ cần giữ 28 – 32°C.

Phương pháp chuột túi( Phương Pháp Da kề Da)

Trẻ sinh non và các vấn đề thường gặp

Đặt trẻ nằm da áp da trên lồng ngực mẹ phủ áo hoặc chăn bên ngoài, ủ ấm trẻ bằng nhiệt độ của cơ thể người mẹ. Phương pháp này dễ thực hiện, đơn giản, tiện lợi, kinh tế và có nhiều ưu điểm sau:

    • Giảm được tỷ lệ bệnh lây lan trong bệnh viện.
    • Giữ được thân nhiệt cho trẻ.
    • Giúp trẻ thở đều hơn.
    • Tránh nôn, trào ngược từ dạ dày.
    • Gắn bó tình cảm giữa mẹ và con.
    • Nếu mẹ mệt, bố hay người thân trong gia đình có thể thay thế để chăm sóc trẻ theo phương pháp da áp da

 3. Vàng da

Các bé sau khi sinh có cân nặng dưới 1,5kg thường sẽ là đối tượng dễ mắc chứng vàng da. Tỉ lệ gần như tuyệt đối và cần được điều trị sớm bằng đèn chiếu.

Triệu chứng vàng da thường xuất hiện sớm trong 10 ngày đầu sau sinh vì chức năng gan chưa hoàn chỉnh. Chưa đủ khả năng chuyển hóa Bilirubin gián tiếp thành Bilirubin trực tiếp.

Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời bệnh lý này có thể khiến trẻ tử vong hoặc để lại những di chứng về sau. Nguy hiểm nhất là vàng da nhân gây tổn thương não.

Khi đã qua quá trình điều trị, bé có dấu hiệu phục hồi. Da bớt vàng hơn, bạn có thể điều trị tại nhà cho bé bằng cách tắm nắng buổi sáng và che chắn cẩn thận cho bé mỗi khi ra đường.

4. Rối loạn tiêu hóa

Trẻ sinh non do sức đề kháng và hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh nên dễ bị rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng: Thường xuyên ói, tiêu chảy, ăn kém, nôn trớ hoặc chướng bụng; không hấp thu được chất dinh dưỡng, chậm tăng cân. Biến chứng nguy hiểm nhất là viêm ruột hoại tử hoặc bị thủng do ruột phát triển chưa toàn thiện; không đủ máu nên mỏng dần.

Vì thế khi trẻ có hiện tượng bị ói ra dịch xanh, trướng bụng; ăn kém thì phải đến bác sĩ ngay để được thăm khám và cứu chữa kịp thời.

 5. Huyết áp thấp

Mạch máu của trẻ sinh non khá yếu không đủ khả năng duy trì lượng máu bình thường; ổn định quá trình lưu thông máu. Vì thế trẻ sinh non thiếu tháng có thể bị huyết áp thấp; ảnh hưởng đến hoạt động tim mạch sau này.

6. Các bệnh nhiễm trùng

Trẻ sinh non thường có sức đề kháng yếu, do đó mắc các bệnh truyền nhiễm là điều không tránh khỏi. Một số bệnh nhiễm trùng có thể gây nguy hại cho trẻ sinh non như: nhiễm trùng huyết; viêm phổi, viêm ruột hoại tử… Các bệnh nhiễm trùng thường khó phát hiện do hệ miễn dịch của bé vốn đã yếu, khó biểu hiện ra bên ngoài. Do đó không nên hôn con, tránh khói bụi, khói thuốc lá; tránh tiếp xúc với người ốm và vệ sinh tay sạch là cách phòng bệnh hiệu quả.

7. Hạ Calci

Cơn co cứng: Các ngón tay nắm chặt, chân duỗi thẳng

Kích thích, hốt hoảng co giật các chi.

Tăng trương lực cơ:

    • Co thắt thanh quản: Trẻ ngạt thở, tím tái, khó thở chủ yếu thì thở vào, khó thở nhanh; co kéo lồng ngực có thể nghe tiếng rít.
    • Khóc thét đỏ mặt, tím => kéo dài nhiều giờ, khó dỗ, càng ru càng cho bú càng khóc nhiều có thể chết do ngừng thở trong cơn khóc.
    • Khi bú hay bị co thắt các cơ dạ dày, cơ hoành, ruột, bàng quang… gây ọc sữa, nấc cục, són phân và nước tiểu ra tả lót => trẻ sợ bú.

Trong tuần lễ đầu, nhất là trẻ đẻ non, triệu chứng hạ Ca máu có thể biểu hiện bằng:

    • Những cơn ngừng thở và thở nhanh
    • Những cơn tăng nhịp tim và có thể gây suy tim

Thóp phồng

8. Có vấn đề về thị lực và thính lực

Trẻ sinh non thiếu tháng có thể bị rối loạn thị lực và thính lực. Vì thế, các bác sĩ thường kiểm tra khả năng nghe và quan sát của trẻ sinh non ngay từ những ngày đầu sau sinh để có những biện pháp can thiệp kịp thời.

Trẻ sinh non dưới 30 tuần hoặc có cân nặng dưới 1,5 kg có nguy cơ cao mắc bệnh lý võng mạc. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm bệnh có thể gây mù lòa.

Trẻ sinh non có nguy cơ cao bị các rối loạn về thị lực và thính lực vì các cơ quan này chưa phát triển hoàn thiện. Phụ huynh cần kiểm tra trong những ngày đầu để có thể can thiệp.

9. Bú mút kém 

Trẻ sinh non và các vấn đề thường gặp
Trẻ đẻ non, cơ mút và khả năng nuốt chưa hoàn thiện nên mỗi bữa bú bé con sẽ bú chậm hơn so với các bạn đủ tháng. Bố mẹ phải thật kiên nhẫn ở giai đoạn này vì mỗi bữa bú sẽ khá lâu từ 45 -60 phút, kết hợp cả bú bình lẫn đổ thìa hoặc ăn bằng ống thông dạ dày nếu cảm thấy con mệt.

Bé con rất dễ bị trào ngược dạ dày – thực quản. Biểu hiện là nôn trớ, tiêu chảy… gây chậm tăng cân. Nên đặt trẻ nằm đầu cao khoảng 20 độ sau ăn và khoảng 30 phút bố mẹ nhé.

10. Các bệnh về da

Thường thấy nhất là chứng viêm da, hăm đỏ da, nhiễm trùng có mủ ở da, nhiễm trùng cuống rốn. Nếu không điều trị sớm vi khuẩn sẽ xâm nhập vào bên trong gây nhiễm trùng máu. Do vậy khi thấy các dấu hiệu trẻ bị đỏ rốn hoặc quanh chân rốn rỉ nước, có mùi thì nên khám ngay.

Ngoài ra mẹ nên chú ý cách chăm sóc và vệ sinh rốn cho bé tránh nhiễm trùng. Đồng thời vệ sinh giữ cho vùng bẹn của bé luôn khô ráo, sạch sẽ. Và nhớ lau sạch vùng kín của bé sau mỗi lần đi vệ sinh.

11. Hội chứng đột tử trẻ sơ sinh

Mới đây các nhà nghiên cứu y khoa đã phát hiện ra trẻ sinh non thiếu tháng có nguy cơ bị hội chứng đột tử trẻ sơ sinh cao hơn trẻ sinh đủ tháng. Thậm chí nguy cơ này cao gấp ba lần ở trẻ sinh non từ 24 đến 27 tuần.

Để làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe ở trẻ sinh non thiếu tháng, các bậc cha mẹ nên chăm sóc trẻ cẩn thận, nuôi con bằng sữa mẹ, tránh để bé tiếp xúc với các nguồn bệnh, nguồn nhiễm trùng, đưa bé đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ và tiêm phòng đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra vấn đề chăm sóc trẻ sinh non ngay sau khi ra đời và những ngày đầu sau sinh cũng ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của trẻ sau này. Nếu trẻ được chăm sóc tốt, điều trị hiệu quả các vấn đề sau sinh thì khả năng sức khỏe ổn định, phát triển khỏe mạnh là rất cao.

12. Rối loạn huyết học

Trẻ sinh non dễ thiếu máu cho tủy xương hoạt động kém: số lượng hồng cầu ít, huyết cầu tố giảm gây thiếu máu nhược sắc. Biểu hiện thường gặp ở trẻ chính là da xanh xao và chậm tăng cân. Số lượng bạch cầu và tiểu cầu ít .

Trẻ sinh non thiếu vitamin K nên dễ bị xuất huyết, các yếu tố đông máu như sinh sợi huyết, plasminogen, proconvertin, proaccelerin… đều giảm, đặc biệt prothrombin giảm nhiều (15 – 20%); các vitamin như A, D, E, K, … đều thiếu, cộng với sức bền thành mạch yếu vì thế trẻ rất dễ bị xuất huyết đặc biệt là xuất huyết não màng não.

Hy vọng bài viết trên có thể giúp ích phần nào cho các mẹ. Nếu có câu hỏi hoặc thắc mắc, các bạn có thể đặt lịch khám qua website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc Zalo: 0342318318, Facebook: https://www.facebook.com/san43nguyenkhang.vn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Thuyên tắc ối nguy hiểm đến mức nào?
Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua