Trẻ sơ sinh ngủ ít có đáng lo ngại hay không? Nguyên nhân và cách khắc phục
11:53 - 11/12/2023 Lượt xem: 286 Tác giả: Kim Ngân
Giấc ngủ rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh, giấc ngủ giúp trẻ thích nghi với môi trường mới, giúp cơ thể phát triển toàn diện nên những tháng đầu đời em bé ngủ phần lớn thời gian trong một ngày. Tuy nhiên có nhiều trẻ sơ sinh ngủ ít khiến các cặp bố mẹ lo lắng. Bởi nếu không ngủ đủ giấc trẻ sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Nguyên nhân khiến trẻ mất ngủ và cách khắc phục như thế nào? Ba mẹ cùng tìm hiểu kỹ bài viết dưới đây nhé!
Tình trạng và dấu hiệu mất ngủ của trẻ sơ sinh như thế nào?
Ngủ là hoạt động chiếm nhiều thời gian nhất ở trẻ sơ sinh
Đối với trẻ sơ sinh, thời gian hầu hết trong ngày sẽ ngủ. Hoạt động thường ngày khác của trẻ là bú mẹ khi bú no bé sẽ tiếp tục ngủ. Tùy vào đặc điểm của từng bé thì tổng thời gian ngủ một ngày sẽ khác nhau những sẽ dao động trong khoảng 18-20 giờ. Mỗi giấc ngủ sẽ kéo dài khoảng 30-180 phút hoặc 5-10 giờ.
Nếu bé nhà bạn ngủ ít hơn 10 tiếng/ngày có nghĩa là bé đang mắc tình trạng “trẻ sơ sinh khó ngủ”. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé nên các bậc cha mẹ cần lưu ý để tìm ra nguyên nhân và nhanh chóng khắc phục.
Các dấu hiệu mất ngủ dễ nhận biết ở trẻ sơ sinh:
- Trẻ thường quấy vào ban đêm, khó vào giấc.
- Trẻ thức lúc 3h sáng và khó vào giấc lại.
- Dậy sớm và ban ngày ngủ nhiều.
- Trẻ bị hiếu động, hoạt động tay chân, trằn trọc nghịch nhiều.
Những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ ít
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ ít
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé sơ sinh ngủ ít bao gồm cả yếu tố chủ quan và khách quan. Việc xác định đúng nguyên nhân bé ngủ ít sẽ giúp các bậc cha mẹ có thể tìm được cách khắc phục phù hợp nhất. Một số nguyên nhân phổ biến bố mẹ hãy lưu ý:
- Bé bị đói: Trẻ sơ sinh có dạ dày nhỏ do đó để no thì bé phải bú nhiều cữ trong một ngày. Nếu như bé bú không đủ hoặc nhu cầu của bé tăng mà mẹ không nhận ra thì rất dễ dẫn đến bé quấy khóc ngủ không sâu.
- Trẻ chưa quen với môi trường mới: Trẻ sơ sinh mới chào đời do đó chưa thể ngay lập tức thích nghi mới môi trường mới, hệ thống thần kinh của bé còn yếu và dễ bị kích thích bởi tác động bên ngoài khi đó trẻ cần được bế và di chuyển nhẹ nhàng để làm dịu đi căng thẳng của bé.
- Trẻ bị ướt tã, khó chịu.
- Chỗ ngủ quá nhiều tiếng ồn: Tiếng nói, tiếng cười, người lớn nói chuyện, ...
- Phòng ngủ quá sáng khiến bé chói mắt khó ngủ.
- Không gian phòng ngủ quá bí, kín gây cảm giác bí khí.
- Trẻ bị rối loạn giấc ngủ bẩm sinh.
- Thiếu hụt vitamin, vi chất dinh dưỡng: canxi, kẽm, ... khiến trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay giật mình, khó chịu.
- Trẻ mắc các bệnh lý: Những bệnh lý có thể khiến trẻ khó đi sâu vào giấc ngủ như bệnh về đường hô hấp, viêm phổi, viêm tiểu phế quản, còi xương, phát ban, nôn trớ, ...
Trẻ sơ sinh ngủ ít có đáng lo ngại không?
Tình trạng ngủ ít kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé
Giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh cực kỳ quan trọng vì hầu hết sự phát triển của não bộ cũng như các bộ phận trong cơ thể đều phát triển khi bé ngủ sâu giấc. Thời điểm bé ngủ sâu cũng là lúc sự kết nối giữa các bán cầu não hình thành. Mỗi giây ngủ sâu trong 3 năm đầu đời có bé có tới hàng triệu tế bào thần kinh được hình thành. Chức năng hình thành và lưu trữ ký ức sẽ được hình thành khi bé ngủ. Do đó giấc ngủ có ý nghĩa quan trọng cả về thể chất lẫn tinh thần của trẻ nhỏ.
Do đó nếu trẻ sơ sinh bị mất ngủ sẽ gây ra những vấn đề nghiêm trọng đến trẻ như: trẻ chậm phát triển, trẻ nhận thức kém, thấp còi, nhẹ cân, ...
Cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh ngủ ít
Có nhiều biện pháp giúp khắc phục tình trạng ngủ ít của bé
Có nhiều cách giúp khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh ngủ ít, bố mẹ có thể áp dụng để cải thiện giấc ngủ của bé
Giúp bé phân biệt ngày và đêm
Khi trẻ mới ra đời, trẻ sẽ chưa thể phân biệt được ngày và đêm do đó giấc ngủ của bé hay bị đảo lộn dễ dẫn đến mất ngủ ban đêm và ngủ nhiều vào ban ngày.
Mẹ hãy áp dụng cách sau để giúp bé phân biệt được ngày và đêm:
- Ban ngày: Khi ban ngày, ba mẹ hãy mở cửa để ánh nắng vào nhà tiếp xúc với da trẻ, giúp trẻ vừa tắm nắng hấp thụ vitamin D giúp xương chắc khỏe, vừa làm quen với ánh nắng ban ngày, dần dần nhận biết được sự khác biệt so với ban đêm.
- Ban đêm: Khi vào ban đêm, bắt đầu giấc ngủ của bé thì mẹ phải tạo một không gian yên tĩnh, thoải mái cho bé hạn chế tối đa tiếng ồn, sử dụng tiếng ồn trắng, ánh sáng đèn nhẹ màu vàng.
Bé được bú no trước khi đi ngủ
Trẻ sơ sinh trong một ngày có nhiều cữ bú sữa, do đó nếu như bé bú không đủ no thì rất dễ mất ngủ ngủ không sâu giấc. Bé được bú no trước khi đi ngủ sẽ cung cấp thêm dưỡng chất và năng lượng cần thiết để cơ thể hoạt động phát triển tốt nhất. Mẹ cũng cần phải ăn bổ sung đầy đủ dưỡng chất để sữa cho bé có đủ các vi chất, vitamin cho sự phát triển của bé.
Hát ru cho bé
Trẻ được hát ru sẽ có giấc ngủ sâu hơn, ngon hơn
Theo các chuyên gia, hát ru sẽ giúp trẻ ngủ ngon sâu giấc hơn, giúp kích thích não bộ của bé ngay cả khi ngủ mang đến những lợi ích về mặt tinh thần cũng như thể chất.
Ba mẹ hãy hát ru bé bằng những giai điệu dân nhẹ nhàng, êm dịu, tiết tấu chậm rãi để bé không bị giật mình và dễ chìm vào giấc ngủ hơn. Nếu như ba mẹ không quen hát thì có thể bật các đoạn nhạc lời ru, nhạc không lời kết hợp cùng những cử chỉ nhẹ nhàng như xoa lưng, vỗ về bé để bé dễ dàng đi vào giấc ngủ sâu.
Hình thành thời khóa biểu sinh hoạt cho bé
Trẻ sơ sinh ngủ quá nhiều hoặc quá ít đều gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện. Trẻ có một chế độ sinh hoạt điều độ thích hợp sẽ giúp trẻ thoải mái hơn và nâng cao chất lượng giấc ngủ. Ba mẹ hãy cho bé bú đúng giờ, ngủ đúng giờ, không nên ăn ngủ không có giờ giấc thì sẽ nhanh chóng giúp bé quen với thời gian biểu sinh hoạt điều độ.
Chú ý các dấu hiệu bất thường của bé
Khi mẹ đã áp dụng hết những biện pháp trên mà trẻ vẫn ngủ ít thì ba mẹ cần phải chú tâm theo dõi thêm các biểu hiện của bé xem có điều gì bất thường hay không. Nếu trẻ ngủ ít kèm theo những biểu hiện dưới đây thì ba mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám:
- Quấy khóc liên tục
- Khó ngủ kèm sốt
- Nổi mẩn, phát ban.
- Hay bị trớ, nôn sau khi ăn.
- Khó thở, thở gắng sức, thở khò khè.
Tình trạng trẻ sơ sinh ngủ ít rất hay gặp nên các bậc cha mẹ không nên căng thẳng lo lắng quá. Điều quan trọng là ba mẹ nhận ra được nguyên nhân chính để dùng cách khắc phục phù hợp nhất cho bé. Nếu như đã thử hết các cách mà không cải thiện được tình trạng này thì bạn cần phải đưa bé đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ thăm khám và tư vấn nhé.
Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … Để đặt lịch khám thai, khám phụ khoa, siêu âm thai, ổ bụng, xét nghiệm máu quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.