googleb578e89369db4e48.html

Ứ mật thai kỳ: Cảnh giác với triệu chứng ngứa khi mang thai

11:39 - 19/12/2024 Lượt xem: 58 Tác giả: Thanh Nga

Ứ mật thai kỳ là một bệnh lý về gan thường phát triển trong giai đoạn cuối khi lượng hormon ở mức cao nhất và gây ra triệu chứng ngứa dữ dội

1. Ứ mật thai kỳ là gì?

Ứ mật thai kỳ là tình trạng xảy ra nhiều nhất trong ba tháng cuối thai kì khi gan không thể bài tiết mật một cách bình thường. Thai phụ mắc phải thường có triệu chứng điển hình là ngứa ngáy dữ dội đặc biệt ở lòng bàn tay và chân. Tuy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của mẹ nhưng bệnh lý này có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ sơ sinh.

Phần lớn các trường hợp thai phụ bị ứ mật thai kỳ đều có những dấu hiệu phổ biến sau:

  • Ngứa dữ dội lòng bàn tay và chân và lan sang các bộ phận khác
  • Mệt mỏi, kiệt sức, buồn nôn
  • Phân nhạt màu
  • Nước tiểu sẫm màu
  • Vàng da, vàng mắt

ứ mật thai kỳ, ngứa khi mang thai, triệu chứng ứ mật thai kỳ

 2. Nguyên nhân nào gây ứ mật thai kỳ?

Mật là dịch tiêu hóa do gan sản xuất giúp tiêu hóa thức ăn, đặc biệt là chất béo.

  • Sự thay đổi hormone thai kỳ, đặc biệt là estrogen, có thể gây suy yếu dòng chảy của mật ra khỏi gan. Điều này khiến mật tích tụ lại trong gan từ đó trở thành cơ hội cho acid mật xâm nhập vào máu. Chính sự lắng đọng acid mật tại các tổ chức mô là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngứa thường thấy. Ứ mật thai kỳ thường xuất hiện vào ba tháng cuối khi nồng độ hormone thai kỳ ở ngưỡng cao nhất.
  • Bên cạnh đó, tình trạng này xuất hiện một phần có thể do di truyền. Nguy cơ cao khi tiền sử gia đình bạn có người bị ứ mật thai kì hoặc nếu bệnh lý này xuất hiện ở lần mang thai trước thì tỷ lệ mắc trong lần mang thai kế tiếp cũng sẽ gia tăng

Một số yếu tố nguy cơ khác bao gồm:

-        Người đã từng bị ứ mật trước khi mang thai sẽ có khả năng tái phát trong giai đoạn mang thai

-        Có tổn thương gan hoặc các bệnh về gan

-        Mang đa thai

-        Sử dụng biện pháp hỗ trợ sinh sản ivf

Ứ mật thai kỳ có thể gây nguy hiểm gì cho trẻ sơ sinh?

Dịch mật có vai trò tiêu hóa chất béo. Do đó, ứ mật sẽ khiến quá trình hấp thu các vitamin tan trong dầu của người mẹ bị gián đoạn. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng bởi tình trạng này sẽ nhanh chóng trở về bình thường sau sinh mà không làm ảnh hưởng đến chức năng gan.

Đối với thai nhi, hãy cẩn trọng với những biến chứng sau đây:

-        Nguy cơ sinh non gia tăng, thậm chí trẻ sinh non có thể tử vong nếu ở giai đoạn này phổi chưa được phát triển đầy đủ

-        Acid mật lắng đọng nhiều có thể truyền sang thai nhi làm tăng nguy cơ hít phải nước ối phân su dẫn đến tình trạng khó thở

-        Nguy cơ rối loạn tiêu hóa, rối loạn tim mạch khi trẻ trưởng thành

ứ mật thai kỳ, ngứa khi mang thai, triệu chứng ứ mật thai kỳ

Ứ mật thai kỳ được chẩn đoán và điều trị bằng cách nào?

Bên cạnh các dấu hiệu ngứa, vàng da, thay đổi màu sắc phân và nước tiểu, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm phân tích phân, xét nghiệm máu đánh giá chức năng gan, siêu âm gan phát hiện những bất thường,... để chẩn đoán ứ mật thai kỳ.

Mục tiêu điều trị ứ mật thai kỳ là giảm triệu chứng ngứa và ngăn ngừa biến chứng cho thai nhi.

  • Để giảm bớt triệu chứng, bác sĩ có thể chỉ định thai phụ dùng các loại thuốc chống ngứa tại chỗ hoặc các thuốc làm giảm nồng độ acid mật và cải thiện khả năng hoạt động của gan như Ursodeoxycholic acid. Đồng thời, việc bổ sung thêm vitamin K cũng có thể được cân nhắc để ngăn ngừa xuất huyết do ứ mật thai kỳ có thể dẫn đến thiếu hụt loại vitamin này.

ứ mật thai kỳ, ngứa khi mang thai, triệu chứng ứ mật thai kỳ

- Ngoài việc dùng thuốc, mẹ được khuyên nên thực hiện những phương pháp sau đây để ngăn ngừa triêụ chứng ngứa:

  • Ngâm vùng da bị ngứa trong nước ấm
  • Bổ sung trái cây, uống đủ nước
  • Tránh xa các thực phẩm từ đường, sữa, thực phẩm chứa nhiều chất béo, đồ uống có cồn và các chất kích thích

- Để ngăn ngừa biến chứng, mẹ nên:

  • Xét nghiệm máu theo dõi chức năng gan, hàm lượng billirubin và acid mật trong máu 
  • Siêu âm định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để theo dõi sự phát triển của thai nhi và phát hiện sớm các tình trạng bất thường
  • Siêu âm kiểm tra gan và ống mật
  • Trong một vài trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định gây chuyển dạ sớm hơn dự kiến nhằm đảm bảo an toàn cho thai nhi

Tình trạng ứ mật sẽ hết sau khi em bé chào đời và thường không đe doạ đến tính mạng. Điều quan trọng là theo dõi thai kì một cách chặt chẽ để can thiệp kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm cho thai nhi

Để đặt lịch siêu âm và theo dõi thai kỳ tại Phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

 

Ở Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Yên Bái, Lào Cai siêu âm thai và khám phụ khoa ở đâu? 

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang tự hào là đơn vị uy tín trong chăm sóc sản, phụ khoa. Không chỉ thu hút các mẹ bầu và các chị em tại Hà Nội tới thăm khám mà còn là địa chỉ được rất nhiều các chị em ở khu vực miền Bắc như Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hoà Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai,... quan tâm và tin tưởng.

 

Bài viết liên quan

Hội chứng ống cổ tay ở phụ nữ mang thai - những điều mẹ cần biết
Ruột tăng âm ở thai nhi cảnh báo điều gì?
Dấu hiệu quá kích buồng trứng sau chọc trứng
Mối nguy hiểm từ dây rốn thắt nút bạn có biết?
Dây rốn quấn cổ 2 vòng, sinh thường liệu có nguy hiểm?