U xơ tử cung gây biến chứng gì cho mẹ bầu?

05:01 - 30/01/2020 Lượt xem: 183

U xơ tử cung là khối u lành tính ở tử cung; u xơ tử cung có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào vị trí, kích thước và tiến triển của khối u. 1. Tiến triển của u xơ tử cung U xơ tử cung thường tiến triển khá chậm. Tuy nhiên, nếu […]

U xơ tử cung là khối u lành tính ở tử cung; u xơ tử cung có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào vị trí, kích thước và tiến triển của khối u.

1. Tiến triển của u xơ tử cung

U xơ tử cung thường tiến triển khá chậm. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị, sau một thời gian tiến triển trong cơ thể; khối u có thể tăng kích thước, gây ra nhiều triệu chứng và biến chứng nguy hiểm.

Nếu khối u xơ nhỏ thì không gây triệu trứng gì đáng kể; sau một hai lần có thai khối u sẽ nhỏ lại và tan dần. Cũng có khi gần đến mãn kinh khối u ngừng phát triển.

Trường hợp khối u xơ đã phát triển lớn và gây ra các biến chứng như rong kinh; đau bụng kinh; sảy thai;..thì bệnh nhân cần phải điều trị sớm.

Tùy thuộc vào vị trí và kích thước khối u mà bác sĩ sẽ lựa chọn một phương pháp điều trị phù hợp.

Chỉ có khoảng 0,05% trường hợp u xơ tử cung lành tính biến chứng trở thành sarcoma (dạng ung thư mô liên kết, có khả năng xâm lấn).

Đau bụng kinh do u xơ tử cung gây ra

2. Biến chứng u xơ tử cung

– Đối với phụ nữ không mang thai:

    • Gây thiếu máu cấp tính vì ra huyết liên tục, hoặc băng huyết.
    • Nhiễm khuẩn là biến chứng khá phổ biến. Nhiễm khuẩn ở đường sinh dục trên, hoặc ở khối u.
    • Nhiểm khuẩn ở thân tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng. Trong những trường hợp trên bệnh nhân có thể sốt nhẹ hoặc thấy đau ở vùng hạ vị, nắn phần phụ hoặc cùng đồ bệnh nhân đau, di động của tử cung bị hạn chế. Bản thân khối u có thể bị nhiễm khuẩn do thoái hóa, bệnh nhân sốt, mật độ tử cung mềm và đau.
    • Biến chứng cơ giới: Do khối u phát triển về phía trước đè vào bàng quang ( gây đái buốt, đái rắt,…), đè hoặc kéo giãn niệu quản gây biến chứng ( xuyết huyết thận, viêm thận – bể thận, viêm thận mạn tính, suy thận…) chèn ép vào tĩnh mạch cố thể gây phù chi dưới, hoặc sau mổ dễ bị viêm tắc tĩnh mạch.
    • Xoắn cuống u ở những khối u dưới phúc mạc có cuống; nếu xoắn từ từ thì không gây triệu trứng gì; nếu xoắn cấp kèm những phản ứng phúc mạc cần phải phẫu thuật ngay.
    • Phối hợp cùng với ung thư: U xơ tử cung có thể phối hợp với ung thư thân hoặc cổ tử cung; do đó, trước khi phẫu thuận cần phải chuẩn đoán xác định được để xử trí cho thích hợp.
    • Thoái hóa thành ung thư ( loại sarcome): Hiểm gặp. Chẩn đoán khó phải dựa vào những triệu chứng như khối u to nhanh; mềm, ra thuyết thất thường, kéo dài, tình trạng toàn thân suy sụp.

– Đối với phụ nữ mang thai:

    • Phối hợp với thai nghén: u xơ tử cung có thể phối hớp với thai nghén trong những trường hợp khối u nhỏ. U dưới phúc mạc, u kẽ có thể to lên, các tổ chức như bị phù do thâm nhập nước, các tổ chức liên kết và sợi cơ phát triển. Tiến triển thai nghén có thể bình thường.
    • Đối với u dưới niêm mạc, tiến triển có thể xấu hơn, gây sẩy thai, đẻ non, chảy máu do rau bám thấp, ngôi ngược. Hoặc khối u bị hoại tử, nhiễm khuẩn do bị chèn ép và dinh dưỡng kém.
    • Trong khi đẻ có khi cơn co tử cung bị rối loạn, biến thành u tiền đạo. Sau đẻ dễ bị sót rau ( vì do tử cung hoặc rau bong không đều), bế sản dịch do tử cung biến dạng.

3. Điều trị u xơ tử cung như thế nào?

– Phẫu thuật:

Là phương pháp điều trị chủ yếu. Chỉ định đối với khối u to, chèn ép, chảy máu nhiều, khối u có cuống, u dưới niêm mạc, khối u mắc kẹt trong tiểu khung.

Có thể bóc tách nhân xơ, tử cung và chức năng của nó vẫn được bảo tồn.

Cắt tử cung bán phần hay toàn phần qua đường bụng( kèm theo cả hai phần phụ, hoặc bảo tồn buồng trứng) đối với khối u to, u dưới niêm mạc.

– Điều trị nội khoa:

Chỉ định khi ối u nhỏ, tiến triển chậm, không có biến chứng, bệnh nhân gần mãn kinh hoặc chờ đợi phẫu thuật.

Dùng nội tiết liệu pháp giúp giảm sự phát triển của khối u.

– Quang tuyến X Radium:

Phương pháp này chỉ áp dụng trong các trường hợp không thể phẫu thuật được như bệnh nhân mắc bệnh tim, sức khỏe yếu suy sụp,..

Tuy vậy; phương pháp này ít sử dụng vì có thể làm teo buồng trứng đối với bệnh nhân còn trẻ; gây bệnh do tia xạ và không có kết quả đối với khối u có cuống, u dưới niêm mạc.

 

 

Bài viết liên quan

Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?