Ung thư cổ tử cung có thể phòng tránh được không?
23:08 - 23/01/2025 Lượt xem: 56 Tác giả: Thanh Nga
Có thể phòng tránh ung thư cổ tử cung bằng cách nào?
1. Tổng quan về ung thư cổ tử cung
Cổ tử cung là phần hẹp phía dưới tử cung, nối giữa âm đạo và tử cung. Cổ tử cung được bao phủ bởi một lớp mô mỏng tạo thành từ các tế bào. Ung thư cổ tử cung xảy ra khi các tế bào này phát triển bất thường, vượt quá mức kiểm soát của cơ thể thậm chí có thể xâm lấn sang các cơ quan khác như âm đạo, bàng quang, trực tràng, gan, phổi,...
2. Yếu tố nguy cơ
Khả năng mắc ung thư cổ tử cung sẽ cao hơn ở những nhóm đối tượng sau:
Nhiễm HPV: Đây là yếu tố nguy cơ gây ung thư cổ tử cung hàng đầu. Ước tính, trên 90% trường hợp chẩn đoán ung thư cổ tử cung là do HPV (trong đó khoảng 48,5% là HPV 16 và khoảng 34,3 là HPV 18).
Hệ thống miễn dịch suy yếu: Hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt tế bào ung thư, đồng thời làm chậm quá trình phát triển và di căn của chúng. Ở những trường hợp hệ thống miễn dịch suy yếu, các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung có thể tiến triển thành ung thư xâm lấn nhanh chóng hơn so với bình thường
Quan hệ tình dục không an toàn: số lượng bạn tình càng nhiều, cơ hội tiếp xúc với HPV càng cao, kéo theo đó gia tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung
Nhiễm Chlamydia: Chlamydia có thể gây viêm nhiễm vùng chậu và làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ đã từng nhiễm Chlamydia có nguy cơ ung thư cổ tử cung cao hơn và thậm chí vi khuẩn này có thể tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của HPV trong cổ tử cung, từ đó gây bệnh.
Lạc nội mạc tử cung: là tình trạng bệnh lý, trong đó, các mô đáng lẽ phát triển trong lòng tử cung lại được tìm thấy tại những vị trí khác bên trong khung chậu hoặc khoang bụng. Những mô này có thể có chức năng hoặc đáp ứng khác với mô phát triển trong tử cung. Đây cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung
Sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài: có nghiên cứu cho thấy việc sử dụng thuốc tránh thai kéo dài ( trên 5 năm) làm gia tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung, đặc biệt ở nhóm đối tượng có nhiễm HPV
Sử dụng thuốc lá: Ở những phụ nữ hút thuốc, các thành phần trong thuốc lá có thể tồn tại trong chất nhầy cổ tử cung và được cho là tác động tiêu cực đến các tế bào cổ tử cung. Nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung ở những người hút thuốc được ước tính cao gấp từ 1-5 lần so với người không hút thuốc. Thêm vào đó, hệ miễn dịch của họ cũng ít hiệu quả hơn trong việc phòng ngừa virus HPV
Mang thai nhiều lần: các yếu tố liên quan đến thai kỳ có thể làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm HPV và tăng nguy cơ phát triển ung thư, đặc biệt những phụ nữ mang thai khi còn quá trẻ
3. Có thể dự phòng Ung thư cổ tử cung bằng cách nào?
Theo tổ chức Y tế Thế Giới, ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ, chiếm khoảng 12% tổng số ca mắc ung thư ở nữ giới và là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai, chỉ sau ung thư vú.
Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng. Chỉ khi ung thư lan rộng sang các mô hoặc cơ quan xung quanh, các biểu hiện rõ ràng hơn như đau vùng xương chậu, ra dịch âm đạo bất thường, đau, chảy máu khi quan hệ,... mới xuất hiện. Lúc này, việc điều trị sẽ trở nên phức tạp hơn.
Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể dự phòng bệnh lý này với các bước:
Tiêm vaccine HPV: nên được thực hiện tốt nhất ở độ tuổi từ 9-16, khi chưa quan hệ tình dục hoặc khi quan hệ tình dục an toàn. Tuy nhiên, vaccine HPV chỉ giúp phòng ngừa những trường hợp ung thư cổ tử cung liên quan đến virus này
Quan hệ tình dục an toàn: duy trì hôn nhân chung thủy 1 vợ 1 chồng, sử dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết
Chế độ dinh dưỡng, luyện tập hợp lý để tăng cường đề kháng
Tránh xa thuốc lá
Sàng lọc định kỳ, phát hiện sớm các tổn thương tiền ung thư bằng việc khám phụ khoa, xét nghiệm tế bào học, soi cổ tử cung, thực hiện các xét nghiệm tầm soát như PAP, HPV. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính, việc kiểm tra định kỳ nên được lặp lại 5 năm một lần.
Kiểm tra sàng lọc định kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện các thay đổi bất thường trước khi chúng phát triển thành ung thư, đặc biệt là ung thư cổ tử cung. Việc phát hiện sớm giúp điều trị hiệu quả và dễ dàng hơn khi các tổn thương chưa nghiêm trọng.
Phụ nữ chưa quan hệ tình dục cần tiêm phòng HPV và thực hiện các xét nghiệm sàng lọc định kỳ để phát hiện sớm. Đối với những trường hợp đã quan hệ tình dục, cần thực hiện xét nghiệm sàng lọc HPV tầm soát ung thư cổ tử cung trước khi tiêm phòng. Tại 43 Nguyễn Khang có thực hiện các xét nghiệm HPV, Aptima HPV, ThinPrep Pap, … Khách hàng có thể tới đăng kí xét nghiệm để nhận kết quả và tư vấn từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm. Liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn hoặc truy cập TẠI ĐÂY.
Ở Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Yên Bái, Lào Cai siêu âm thai và khám phụ khoa ở đâu?
Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang tự hào là đơn vị uy tín trong chăm sóc sản, phụ khoa. Không chỉ thu hút các mẹ bầu và các chị em tại Hà Nội tới thăm khám mà còn là địa chỉ được rất nhiều các chị em ở khu vực miền Bắc như Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hoà Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai,... quan tâm và tin tưởng.