Viêm tai giữa ở trẻ em có nguy hiểm không?

16:56 - 04/06/2022 Lượt xem: 234

Viêm tai giữa không phải là căn bệnh hiếm gặp mà đối tượng chủ yếu thường là trẻ nhỏ. Bệnh nhân sẽ rơi vào trường hợp toàn bộ hệ thống hòm nhĩ cùng xương chũm (vị trí phía sau màng nhĩ) bị viêm. Ngoài ra, bên trong hòm nhĩ chứa dịch. Nếu bệnh để lâu mới chữa trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nặng nề thậm chí là ảnh hưởng đến não.

Viêm tai giữa không phải là căn bệnh hiếm gặp mà đối tượng chủ yếu thường là trẻ nhỏ. Bệnh nhân sẽ rơi vào trường hợp toàn bộ hệ thống hòm nhĩ cùng xương chũm (vị trí phía sau màng nhĩ) bị viêm. Ngoài ra, bên trong hòm nhĩ chứa dịch. Nếu bệnh để lâu mới chữa trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nặng nề thậm chí là ảnh hưởng đến não.

1. Nhận biết viêm tai giữa ở trẻ qua những biểu hiện nào

Các biểu hiện viêm tai giữa trẻ em thường khó nhận biết hơn so với người lớn, đặc biệt là trẻ sơ sinh bởi ở giai đoạn này, trẻ chưa thể nói mà chỉ biết khóc và quấy. Do đó, các phụ huynh cần cẩn trọng nếu trẻ có những biểu hiện viêm tai giữa dưới đây:

  • Sốt, trường hợp sốt cao có thể lên tới 39 độ C
  • Hay dùng tay để kéo vành tai
  • Quấy khóc liên tục, trằn trọc, mất ngủ
  • Có dịch hoặc mủ chạy từ ống tai ngoài, đây là dấu hiệu cho thấy màng nhĩ đã bị vỡ do áp lực
  • Có các mảng dịch hoặc mủ khô đã đóng vảy ở vùng quanh tai
  • Trẻ đau khi lấy tay ấn vào vùng tai hoặc kéo vành tai
  • Chán ăn, ăn không có cảm giác ngon miệng và không ăn được nhiều

Đặc biệt, nếu ở trẻ xuất hiện những biểu hiện dưới đây thì bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để khám lại:

  • Trẻ kêu đau liên tục, mức độ và tần suất đau tăng dần
  • Trẻ khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú trong khoảng thời gian dài
  • Nôn hoặc bị tiêu chảy nhiều.

2. Bệnh lý viêm tai giữa có nguy hiểm không?

Viêm tai giữa là một tình trạng nhiễm trùng ở tai có nguyên nhân chủ yếu từ mũi họng. Thực tế, phần lớn trường hợp viêm tai giữa biểu hiện không quá nghiêm trọng và đáp ứng rất tốt với điều trị thuốc. Nếu được điều trị sớm và đúng cách, bệnh sẽ khỏi hẳn mà không để lại di chứng gì.

Ngược lại, nếu viêm tai giữa cấp không điều trị sẽ tiến triển thành viêm tai giữa mạn cùng nhiều biến chứng khác. Những tổn thương màng nhĩ có thể khiến thính lực giảm sút, thậm chí mất thính lực mà rất khó hồi phục. Sự viêm nhiễm cũng có thể lan ra những vùng lân cận gây nhiều biến chứng nguy hiểm tính mạng như viêm màng não, áp xe não, viêm tĩnh mạch bên, liệt mặt,…

3. Dự phòng biến chứng viêm tai giữa như thế nào?

Khi biến chứng của viêm tai giữa xảy ra, tỷ lệ điều trị thất bại vẫn còn cao và có thể mất thính lực ngay cả khi đã điều trị đầy đủ. Vì thế trị liệu nền tảng cho biến chứng của viêm tai giữa chính là điều trị dự phòng:

  • Trang bị kiến thức về bệnh là một trong những bước đầu tiên trong công tác dự phòng. Mọi người cần hiểu rõ triệu chứng cũng như nhận thức chính xác được mức độ nguy hiểm của căn bệnh này.
  • Những biến chứng thường bắt đầu bởi viêm tai giữa cấp. Vì thế, việc ngăn ngừa và điều trị tốt viêm tai giữa sẽ làm giảm tỷ lệ xuất hiện các biến chứng.
  • Tích cực điều trị các nguyên nhân gây viêm tai giữa cấp như viêm mũi họng, viêm VA,…
  • Không nên nhét gì vào tai làm tắc dẫn lưu khi bị bệnh.
  • Khi chảy tai kéo dài và có mùi hôi cần đi khám chuyên khoa tai mũi họng càng sớm càng tốt.
  • Việc can thiệp giải quyết các yếu tố nguy cơ như hít khói thuốc thụ động, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước cũng có thể giảm tỷ lệ mắc bệnh.

 Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang là phòng khám chuyên khoa lớn và uy tín nhất tại Hà Nội. Luôn sử dụng máy xét nghiệm hiện đại và hóa chất chính hãng đi kèm, đảm bảo kết quả chính xác cho người bệnh. Ngoài ra, phòng khám kết hợp với những trung tâm xét nghiệm, công nghệ gene lớn và uy tín nhất để đem tới sự chuyên nghiệp, hài lòng cho khách hàng.

Để đặt lịch khám, xét nghiệm quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY, hoặc liên hệ zalo: 0342 318 318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Thời điểm nào nên xét nghiệm vi chất cho bé?
Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa còi xương ở trẻ
Grow baby dạng xịt - Hỗ trợ phát triển chiều cao và trí não cho trẻ
Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị viêm miệng
Một số triệu chứng nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh