Xét nghiệm nhóm máu có cần nhịn ăn không?

01:03 - 16/05/2020 Lượt xem: 470

Xét nghiệm máu, nhóm máu là một trong những xét nghiệm thường gặp để chẩn đoán một số bệnh. Tuy nhiên nhiều người thắc mắc ăn rồi có xét nghiệm máu được không? Hãy cùng phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang tìm hiểu trong bài viết dưới đây: 1. Vì sao cần nhịn […]

Xét nghiệm máu, nhóm máu là một trong những xét nghiệm thường gặp để chẩn đoán một số bệnh. Tuy nhiên nhiều người thắc mắc ăn rồi có xét nghiệm máu được không? Hãy cùng phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang tìm hiểu trong bài viết dưới đây:

1. Vì sao cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu?

Nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu là người bệnh được yêu cầu không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì ngoài nước trước khi làm xét nghiệm máu. Tuy nhiên, không phải xét nghiệm máu nào cũng cần nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm, thông thường nếu có thì cũng chỉ nhịn ăn trong một thời gian ngắn.

Có một số xét nghiệm chỉ cho kết quả chính xác khi người bệnh nhịn ăn 4 – 6 giờ trước khi làm xét nghiệm hoặc không ăn sáng sau một đêm ngủ dậy. Nguyên nhân là do sau khi ăn, chất dinh dưỡng trong thức ăn sẽ chuyển hóa thành đường glucose để ruột hấp thụ và biến đổi thành năng lượng để nuôi cơ thể. Khi đó, sẽ làm cho lượng đường hoặc mỡ trong máu tăng cao, nếu làm xét nghiệm máu sẽ cho kết quả không chính xác.

2. Xét nghiệm nhóm máu có cần nhịn ăn không?

Tùy thuộc vào loại xét nghiệm máu định làm mà người bệnh sẽ được yêu cầu nhịn ăn hoặc không.

Đối với xét nghiệm nhóm máu, mục đích làm xét nghiệm là để biết nhóm máu. Có rất nhiều nhóm máu, việc phân loại nhóm máu dựa trên loại kháng nguyên có trên bề mặt hồng cầu trong máu. Hiện nay, khoa học đã tìm thấy nhiều loại kháng nguyên đặc hiệu khác nhau, tuy nhiên, loại ABO và loại Rhesus là quan trọng nhất. Các loại kháng nguyên này lại được quy định bởi gen di truyền mà mỗi người nhận được từ cha và mẹ. Do đó, xét nghiệm nhóm máu không cần nhịn ăn.

Các nhóm máu chính phổ biến được biết đến đó là:

xét nghiệm nhóm máu

    • Nhóm máu A+: Có kháng nguyên A và kháng nguyên Rhesus.
    • Nhóm máu A-: Có kháng nguyên A và không có kháng nguyên Rhesus.
    • Nhóm máu B+: Có kháng nguyên B và kháng nguyên Rhesus.
    • Nhóm máu B-: Có kháng nguyên B và không có kháng nguyên Rhesus.
    • Nhóm máu AB+: có kháng nguyên A, B và kháng nguyên Rhesus.
    • Nhóm máu AB-: có kháng nguyên A, B và không có kháng nguyên Rhesus.
    • Nhóm máu O+: không có kháng nguyên A hoặc B nhưng có kháng nguyên Rhesus.
    • Nhóm máu O-: không có kháng nguyên A, B hoặc kháng nguyên Rhesus.

3. Những loại xét nghiệm máu cần nhịn ăn

      • Xét nghiệm đường huyết

Mục đích của xét nghiệm đường huyết là đo lượng đường trong máu và để chẩn đoán bệnh tiểu đường.

Để đảm bảo kết quả được chính xác, người bệnh cần nhịn ăn hoặc uống (trừ nước) trong khoảng 8 đến 10 giờ trước khi làm xét nghiệm. Việc nhịn ăn giúp đảm bảo kết quả ghi nhận chính xác lượng đường trong máu. Kết quả này được bác sĩ dùng để chẩn đoán hoặc loại trừ bệnh tiểu đường.

      • Xét nghiệm mỡ máu

Khác với xét nghiệm nhóm máu, xét nghiệm mỡ máu để xác định các chỉ số đánh giá tình trạng mỡ trong máu bao gồm cholesterol toàn phần, HDL cholesterol, LDL cholesterol và triglyceride. Nếu lượng LDL-cholesterol và triglycerid tăng cao có nghĩa là người bệnh có nguy cơ gặp các vấn đề về tim mạch cao.

xét nghiệm nhóm máu

Xét nghiệm mỡ máu thường được khuyến cáo đối với những người trên 45 tuổi và nên làm xét nghiệm 5 năm/lần hoặc những bệnh nhân đang bị tăng huyết áp và tiểu đường.

Nếu người bệnh có tiền sử bị tim mạch thì sẽ được khuyến cáo làm xét nghiệm này thường xuyên hơn để đo và kiểm soát lượng mỡ máu trong cơ thể. Giống như xét nghiệm đường huyết, xét nghiệm mỡ máu cũng cần nhịn đói từ 8 – 10 giờ trước khi xét nghiệm vì thức ăn sẽ làm ảnh hưởng tới kết quả.

      • Xét nghiệm sắt trong máu

Xét nghiệm sắt trong máu để đo lượng sắt trong máu. Kết quả xét nghiệm sẽ giúp xác định các bệnh do thiếu sắt, như thiếu máu.

Trong một số loại thực phẩm có chứa sắt; khi ăn sắt được hấp thu rất nhanh từ thực phẩm vào trong máu. Vì vậy, nếu ăn trước khi xét nghiệm sắt thì sẽ cho kết quả không chính xác. Do đó, cần tránh sử dụng các thực phẩm chức năng hay vitamin trước khi xét nghiệm, vì có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả.

Để đảm bảo kết quả chính xác, người bệnh được yêu cầu không ăn bất cứ thứ gì vào buổi sáng trước làm xét nghiệm.

Trong trường hợp đang uống viên sắt hoặc thuốc bổ vitamin tổng hợp có chứa sắt; nên ngưng sử dụng trong 24 giờ trước khi xét nghiệm để không ảnh hưởng đến kết quả.

      • Xét nghiệm chức năng gan

Ngoài xét nghiệm nhóm máu, xét nghiệm chức năng gan là một trong những xét nghiệm sinh thường được chỉ định đối với người bệnh để đánh giá các chức năng của gan hoặc xem xét tình trạng tổn thương gan.

Khi có các triệu chứng như sút cân không rõ nguyên nhân, nghiện bia, rượu; hoặc đang sử dụng thuốc điều trị bệnh gan thì xét nghiệm này được tiến hành để theo dõi tình trạng bệnh gan.

Để cập nhật kiến thức về sản, phụ khoa và xét nghiệm máu. Bạn có thể truy cập website: SAN43NGUYENKHANG.VN; để đặt lịch khám truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai