googleb578e89369db4e48.html

Xét nghiệm sàng lọc tiền sản giật quý I

11:57 - 22/02/2022 Lượt xem: 971 Tác giả: Lê Huyền Trang

Sàng lọc tiền sản giật cùng thời điểm sàng lọc dị tật bẩm sinh tại thời điểm 11 tuần 6 ngày đến 13 tuần 6 ngày dựa vào các yếu tố nguy cơ của mẹ, huyết áp động mạch trung bình, PAPP-A, và siêu âm Doppler động mạch tử cung cho  kết  quả  dự  báo tiền sản giật sớm tốt nhất, tỷ  lệ  phát  hiện  tiền sản giật  sớm  81,8%  và  90,9%  tương  ứng  tỷ  lệ  dương tính giả 5% và 10% (Theo tạp chí PHỤ SẢN tập 13, số 3)

1.Tiền sản giật và biến chứng nguy hiểm.

Tiền sản giật là rối loạn chức năng nhiều cơ quan liên quan đến thai nghén đặc trưng với sự xuất hiện triệu chứng tăng huyết áp và protein niệu hoặc các triệu chứng lâm sàng liên quan đến tổn thương nhiều cơ quan do ảnh hưởng của tiền sản giật.

Sản giật là sự xuất hiện những cơn co cứng - co giật khu trú hoặc toàn thân có hoặc không kèm theo hôn mê xảy ra trên những bệnh nhân có triệu chứng của tiền sản giật sau khi đã loại trừ cơn co giật do các nguyên nhân khác như động kinh, nhồi máu não, xuất huyết não hoặc do sử dụng thuốc. Sản giật được xem là một biến chứng biểu hiện tình trạng nặng của tiền sản giật, có thể xảy ra trong thai kỳ hoặc thời kỳ hậu sản.

1.2. Các biến chứng của tiền sản giật.

Tiền sản giật có thể gây ra biến chứng sau cho mẹ bầu và thai nhi

- Biến chứng tiền sản giật cho mẹ:

  • Hệ thần kinh trung ương sản giật: Phù não, xuất huyết não - màng não.
  • Mắt: Phù võng mạc, mù mắt.
  • Thận: Suy thận cấp.
  • Gan: chảy máu dưới bao gan, vỡ gan, suy gan.
  • Tim, phổi: suy tim cấp, phù phổi cấp (gặp trong tiền sản giật nặng).
  • Rối loạn đông - chảy máu, giảm tiểu cầu, đông máu rải rác trong lòng mạch, giảm tiểu cầu.
  • Tăng huyết áp mạn, viêm thận mạn.

- Biến chứng cho thai:

  • Thai chậm phát triển trong tử cung (Trên 50%).
  • Thai chết lưu trong tử cung.
  • Đẻ non (40%) do tiền sản giật nặng.
  • Tử vong chu sinh (10%): Tỷ lệ tử vong chu sinh tăng cao nếu đẻ non hoặc biến chứng rau bong non.

- Tiền sản giật nặng có thể tiến triển thành hội chứng HELLP

Tiền sản giật nặng có thể tiến triển thành hội chứng HELLP – tan huyết, tăng các men gan và giảm tiểu cầu. Hội chứng này có thể đe dọa tính mạng cho cả mẹ và con.

2. Xét nghiệm sàng lọc tiền sản giật sớm ở quý I.

Xét nghiệm sàng lọc tiền sản giật quý I

Mô hình dự báo nguy cơ hình thành TSG tại thời điểm 3 tháng đầu thai kỳ dựa vào phối hợp nhiều yếu tố:

Bước 1: Khai thác các yếu tố nguy cơ của mẹ:

  • Tuổi mẹ: tính đến ngày sinh.
  • Chiều cao (cm), cân nặng (kg), BMI.
  • Cách thức thụ thai: tự nhiên, có dùng thuốc kích thích rụng trứng, thụ tinh trong ống nghiệm.
  • Hút thuốc lá trong thai kỳ.
  • Mẹ thai phụ có tăng huyết áp.

Tiền sử nội khoa:

  • Tăng huyết áp mạn tính.
  • Đái tháo đường typ 1.
  • Đái tháo đường typ 2.
  • Lupus ban đỏ hệ thống.
  • Hội chứng kháng phospholipid.

Tiền sử sản khoa:

  • Con so (chưa sinh lần nào ở tuổi thai > 24 tuần), hoặc con rạ (ít nhất một lần sinh ở tuổi thai > 24 tuần).

Đặc điểm thai:

  • Tuổi thai từ 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày (tính theo chiều dài đầu mông (CRL) trong khoảng 45 - 84 mm), đơn thai/song thai 1 rau/song thai 2 rau.

Bước 2: Đo huyết áp động mạch

Sàng lọc tiền sản giật bằng phối hợp các đặc điểm mẹ và huyết áp trung bình cho tỷ lệ phát hiện tiền sản giật sớm, tiền sản giật muộn và tăng huyết áp thai nghén khoảng 50-75%, với tỷ lệ dương tính giả khoảng 10%.

Bước 3: Siêu âm chỉ số xung động mạch tử cung (PI)

Siêu âm đường bụng, đo chiều dài đầu - mông (CRL trong khoảng 45 - 84mm), tính tuổi thai theo siêu âm, đo độ mờ da gáy, xác định hiện diện xương mũi. Thực hiện siêu âm Doppler động mạch tử cung, đo PI động mạch tử cung 2 bên và xác định giá trị PI trung bình để sử dụng trong sàng lọc tiền sản giật.

Bước 4: Các chất chỉ điểm sinh hóa (PIGF và PAPP-A)

PAPP-A:

  • PAPP-A là một đại phân tử glycoprotein có nguồn gốc từ nhau thai, được sản xuất bởi lá nuôi phôi với nồng độ cao trong suốt thai kỳ. Nồng độ PAPP-A có trong huyết thanh mẹ tăng dần theo tuổi thai, rõ rệt nhất ở giai đoạn cuối thai kỳ.
  • Định lượng PAPP-A nằm trong bộ xét nghiệm sàng lọc trước sinh hiện nay được đưa vào các xét nghiệm thường quy được chỉ định trong các gói khám sản với mục tiêu an toàn cho mẹ, sức khỏe cho bé. Xét nghiệm này rất quan trọng phục vụ chẩn đoán, điều trị sản khoa cho các bác sĩ chuyên khoa phụ sản, đặc biệt ở những phụ nữ mang thai có nguy cơ dị tật bẩm sinh cao
  • Phối  hợp PAPP-A với  yếu tố nguy cơ mẹ, siêu âm Doppler động mạch tử cung và huyết áp tring bình cho tỷ lệ phát hiện tiền sản giật sớm là 81,8% và 90,9%, tỷ lệ dương tính giả tương ứng là 5% và 10%.

PIGF:

  • PlGF (Placental Growth Factor) là yếu tố tăng trưởng bánh nhau thuộc nhóm tăng trưởng mạch máu nội mô. Protein này xuất hiện chủ yếu ở nhau thai và được tổng hợp trong các nhung mao của nguyên bào nuôi. Ngoài ra PlGF cũng xuất hiện ở các mô khác với nồng độ thấp như tim, phổi, tuyến giáp, gan và cơ xương.
  • PlGF có vai trò quan trọng làm tăng sinh mạch của nhau thai, quyết định sự tăng trưởng và phát triển của thai. Nồng độ của PlGF tăng dần theo sự phát triển của thai, đạt đỉnh từ tuần 26 - 30 và giảm xuống cho đến lúc sinh.
  • PlGF được xem là một trong những dấu ấn sinh hóa trong tầm soát tiền sản giật quý 1 thai kỳ. Đối với thai phụ có nguy cơ cao tiền sản giật hoặc khởi phát tiền sản giật có nồng độ PlGF trong huyết thanh giảm trong suốt thai kỳ. Trong xét nghiệm tầm soát tiền sản giật ở 3 tháng đầu thai kỳ dựa vào PlGF, độ phát hiện là 72% cho tỷ lệ dương tính giả 10%. Nhưng khi kết hợp với các yếu tố khác như tiền sử thai phụ, chỉ số xung động mạch tử cung (UTPi) và huyết áp động mạch trung bình (MAP) – thì sẽ tăng độ phát hiện lên 90%

Bước 5: Xác định nguy cơ tiền sản giật theo mô hình dự báo.

Xác định nguy cơ tiền sản giật dựa vào phối hợp các yếu tố trên bằng thuật toán tính nguy cơ của Hiệp hội Y học thai nhi - FMF, có thể sử dụng:

  • Phần mềm sàng lọc tiền sản Astraia Obstetrics module, phần First Trimester Risk Analysis,..
  • Tính toán trực tuyến tại địa chỉ web của Hiệp hội Y học thai nhi https://fetalmedicine.org, trong phần Calculators chọn mục “Prediction: Preeclampsia”.

- Nhóm nguy cơ cao: nếu chỉ số nguy cơ tiên sản giật non tháng (< 37 tuần): ≥ 1/100.

 

Bài viết có tham khảo nguồn: Quyet-dinh-1911-QD-BYT-2021

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Ý nghĩa của xét nghiệm đông máu
Mục đích và chỉ định xét nghiệm Amylase
Lợi ích của xét nghiệm định lượng albumin máu
Mục đích và chỉ định xét nghiệm albumin
Mục đích và chỉ định xét nghiệm ACTH