Ý nghĩa xét nghiệm Ferritin trong máu

00:43 - 11/04/2020 Lượt xem: 892

Xét nghiệm Ferritin là xét nghiệm máu thường thấy trong việc đo lường lượng sắt dự trữ của cơ thể, từ đó đưa ra chẩn đoán và phương pháp hỗ trợ điều trị. 1. Xét nghiệm Ferritin là gì? Xét nghiệm Ferritin được thực hiện nhằm đo lượng sắt dưới dạng dự trữ. Xét nghiệm này […]

Xét nghiệm Ferritin là xét nghiệm máu thường thấy trong việc đo lường lượng sắt dự trữ của cơ thể, từ đó đưa ra chẩn đoán và phương pháp hỗ trợ điều trị.

1. Xét nghiệm Ferritin là gì?

Xét nghiệm Ferritin được thực hiện nhằm đo lượng sắt dưới dạng dự trữ. Xét nghiệm này cho biết lượng sắt dự trữ trong cơ thể thừa hay thiếu hay bình thường.

Nếu như bệnh nhân đang mắc phải các bệnh lý có liên quan thì hoàn toàn có thể làm xét nghiệm này để dễ dàng hơn trong theo dõi bệnh lý. Việc tạo ra phác đồ từ tiến hành xét nghiệm sẽ giúp quá trình điều trị thêm chính xác và nhanh chóng.

2. Làm xét nghiệm Ferritin khi nào là hợp lý?

Có thể chỉ định thử nghiệm Ferritin vì nhiều lý do:

    • Trong chẩn đoán: Khi bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân thiếu sắt hoặc thừa sắt, có thể đề nghị xét nghiệm ferritin để hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý.
    • Theo dõi bệnh lý nếu như chẩn đoán là rối loạn chất sắt trong cơ thể, bác sĩ có thể tiến hành thử nghiệm ferritin nhằm theo dõi tình trạng và hướng dẫn điều trị.
    • Một số trường hợp bệnh nhân có các biểu hiện như: mệt mỏi, nhức đầu chóng mặt, người xanh xao, giảm ham muốn, mất tinh thần,… thì bác sĩ cũng yêu cầu làm xét nghiệm này, vì trong những trường hợp này nguy cơ lượng Ferritin trong máu khá cao.

Ý nghĩa xét nghiệm Ferritin trong máu

3. Việc xét nghiệm Ferritin có hiệu quả hay không?

Khi được sử dụng để xác định lượng sắt trong cơ thể, xét nghiệm Ferritin có thể kết hợp cùng những loại xét nghiệm sau đây: sắt huyết thanh, khả năng gắn sắt toàn phần,… Kết quả những xét nghiệm này cho thấy thông tin bổ sung về hàm lượng sắt cần biết, dẫn tới hiệu quả cao nhất trong chẩn đoán.

4. Ý nghĩa xét nghiệm Ferritin là gì?

Nồng độ Ferritin tăng cao có thể gặp trong một số bệnh như hemochromatosis khi cơ thể tích trữ quá nhiều sắt tại mô cơ quan. Hoặc có thể gặp ở những người có tiền sử truyền máu nhiều lần, uống thuốc sắt kéo dài mà không được thải sắt, viêm gan virus mạn tính,…

Nồng độ Ferritin thấp là dấu hiệu nhận biết được khi cơ thể bạn đang thiếu sắt. Nguyên nhân có thể do thiếu máu dinh dưỡng, thiếu máu do mất máu, chảy máu;… khiến cho không cung cấp đủ lượng sắt theo nhu cầu hàng ngày của cơ thể.

5. Trị số đánh giá có ý nghĩa xét nghiệm Ferritin như thế nào?

Đối với xét nghiệm Ferritin, một người khỏe mạnh bình thường giao động từ 12 – 300 ng/ml, nữ giới giao động từ 12 – 150 ng/ml.

Khi kết quả xét nghiệm thay đổi giữa hai mức độ tăng hoặc giảm có nghĩa là:

    • Khi chỉ số giảm: bệnh nhân có nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt, suy dinh dưỡng,…
    • Khi chỉ số tăng: bệnh nhân có thể gặp ở những tình huống như viêm gan virus mạn tính, nhiễm độc sắt do dùng thuốc sắt kéo dài mà không được thải sắt, truyền máu nhiều lần,…

6. Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm Ferritin

Những trường hợp sau có khả năng dẫn tới tăng giảm nồng độ Ferritin trong máu:

    • Sau khi sử dụng các chất đồng vị phóng xạ để chụp xạ hình.
    • Huyết thanh có chứa nồng độ lipid cao.
    • Nạp vào cơ thể các chất bổ sung sắt và thức ăn có chứa hàm lượng sắt cao.
    • Sau khi truyền máu.

7. Phòng chống thiếu máu dinh dưỡng

    • Cải thiện chế độ ǎn, đa dạng hoá thức ǎn: sử dụng nhiều loại thức ǎn khác nhau; đặc biệt là nguồn thức ăn chứa hàm lượng sắt cao như thịt, trứng, tiết, rau quả giàu vitamin C.
  • Ý nghĩa xét nghiệm Ferritin trong máu
    • Kết hợp sắt với protein, đặc biệt là protein động vật chứa nhiều trong thịt đỏ, thịt gà và cá. Nếu chỉ bổ sung riêng thực phẩm giàu chất sắt sẽ không thể làm tăng lượng hồng cầu trong máu.
    • Với đối tượng có nguy cơ cao thiếu sắt: sử dụng biện pháp bổ sung viên sắt. Phụ nữ có thai cần kết hợp ǎn uống khoa học với uống viên sắt đều đặn; mỗi ngày một viên trong suốt thời gian mang thai cho tới sau sinh 1 tháng. Với trẻ em cần có chỉ định và theo dõi của bác sĩ nếu muốn bổ sung sắt.
    • Với người ăn chay: nên bổ sung các loại rau lá xanh (cải chíp, cải làn, bạc hà,…). Khoai tây, nho khô, mận khô, đậu hà lan,… đều rất giàu chất sắt. Những loại quả giàu chất sắt có thể dùng gồm: quả lựu, mơ, chuối, nho đen,…
    • Phối hợp với các chương trình chǎm sóc sức khỏe đại chúng: phòng chống nhiễm khuẩn, giun sán, vệ sinh môi trường ở sạch sẽ.

Nhìn chung, ý nghĩa xét nghiệm Ferritin giúp bác sĩ đưa ra những chẩn đoán ban đầu về tình trạng bệnh lý người mắc bệnh.

Với phương châm’’ Dịch vụ tốt-công nghệ cao’’ Phòng khám sản chuyên nghiệp 43 Nguyễn Khang luôn không ngừng cố gắng đem đến những công nghệ hiện đại tiên tiến trên thế giới để phục vụ bệnh nhân. Với sự đầu tư về công nghệ máy móc phòng khám chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ nhanh chóng-chính xác – chất lượng- an toàn từ khâu tiếp nhận vận hành , phân tích bệnh phẩm đến khâu trả kết quả xét nghiệm để đem lại sự an tâm và hài lòng cho khách hàng. Để đặt lịch khám và xét nghiệm máu bạn có thể truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

 

 

Bài viết liên quan

Thuyên tắc ối nguy hiểm đến mức nào?
Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua