Chăm sóc trẻ sơ sinh nôn, trớ

13:50 - 07/07/2022 Lượt xem: 647 Tác giả: Thanh Nga

Nôn, trớ là triệu chứng của đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh. Điều này cũng khiến bố mẹ rất lo lắng, chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục nhé!

1. Các nguyên nhân gây nôn trớ:

Do sai lầm về ăn uống và chăm sóc

  • Cho trẻ ăn quá nhiều, bú quá no, ép ăn quá ngưỡng
  • Cho trẻ bú mẹ không đúng tư thế, hoặc bú bình chưa đúng cách, làm trẻ nuốt phải nhiều khí vào dạ dày gây nôn trớ
  • Trẻ vừa ăn no đã đặt trẻ nằm ngay
  • Quấn tã chăn quá chặt, băng rốn chặt

Nôn trong bệnh lý

Các bệnh về đường tiêu hóa: tiêu chảy, rối loạn nhu động ruột

  • Viêm đường hô hấp trên
  • Bệnh nhiễm trùng thần kinh: Viêm màng não mủ
  • Tăng áp lực nội sọ: Các bệnh lý liên quan đến não
  • Hội chứng sinh dục thượng thận
  • Do rối loạn thần kinh thực vật: hay gặp là co thắt môn vị
  • Nôn do dị tật đường tiêu hóa: hẹp phì đại môn vị, hẹp tá tràng bẩm sinh, thoát vị hoành, teo thực quản: thường nôn ngay trong những ngày đầu mới sinh
  • Nôn do tắc ruột, xoắn ruột: (Trẻ thường đau dữ dội, quấy khóc nhiều)

2. Xử trí

  • Ngay khi trẻ nôn trớ phải nghiêng ngay đầu trẻ sang một bên để trẻ không bị sặc chất nôn, rồi nhanh chóng làm sạch chất nôn trong miệng, họng và mũi trẻ (miệng trước, mũi sau), bằng cách hút hoặc quấn khăn gạc vào ngón tay thấm hết chất nôn trong mồm và họng trẻ
  • Khum tay vỗ nhẹ hai bên lưng nhằm trấn an trẻ, đồng thời giúp trẻ ho bật nốt chất nôn còn lại trong họng ra ngoài
  • Lau cổ và người trẻ bằng nước ấm, thay những đồ vải có dính chất nôn cho trẻ.
  • Khi trẻ đã hết cơn nôn, cho trẻ uống nước ấm hoặc ORS nếu trẻ nôn nhiều và mất nước. Cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình từ từ.
  • Theo dõi dấu hiệu nôn trớ tiếp theo, nếu nôn nhiều, kéo dài, mệt mỏi, kích thích cần đưa trẻ tới cơ sở khám chữa bệnh.

3. Cách chăm sóc trẻ hay nôn trớ

Trẻ bú mẹ: cho con bú theo nhu cầu mỗi cữ từ 2 đến 4 tiếng không ép bú.

Trẻ bú sữa công thức: Cho con bú theo lượng tăng dần theo ngày, cữ bú từ 3 đến 4 tiếng.

  • Cho bé ngậm đúng khớp vú để giảm tình trạng nuốt nhiều khí vào dạ dày
  • Vỗ ợ hơi sau khi bé bú. Trước hết, mẹ cần chuẩn bị một chiếc khăn sạch và sau đó vắt chiếc khăn sạch này lên vai. Mẹ bế vác bé sao cho đầu của con tựa vào vai của mẹ. Sau đó, một tay mẹ ôm con và tay còn lại thực hiện vỗ lưng cho bé. Khi vỗ lưng cho bé, mẹ chụm bàn tay lại và thực hiện vỗ theo thứ tự từ dưới lên. 
  • Hàng ngày massage quanh rốn nhẹ nhàng làm giảm co bóp dạ dày hạn chế nôn trớ, massage theo đường khung đại tràng giúp tăng nhu động ruột, bài tiết phân đều đặn, làm giảm chướng bụng và nôn trớ.

Cha mẹ cố gắng chăm sóc hạn chế trẻ nôn trớ để tránh:

  • Viêm mũi, họng, phế quản.
  • Khi nôn trớ nhiều trẻ dễ tạo phản xạ nôn trớ gây khó khăn cho chăm sóc, cho ăn, đặc biệt trẻ rất dễ nôn trong thờ ăn dặm.

Với trẻ nôn nhiều, nôn vọt, chậm tăng cân quấy khóc cần đưa trẻ tới bác sĩ khám tìm nguyên nhân.

Ngoài những thông tin bài viết cung cấp ở trên các bạn hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé.

Bài viết liên quan

Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua