Chụp cản quang tử cung và vòi trứng là gì?

08:32 - 30/08/2020 Lượt xem: 434

Chụp cản quang tử cung vòi trứng là quá trình sử dụng X-quang kiểm tra sự thông thương của vòi trứng và hình dạng bình thường của buồng tử cung. Quá trình này thường được tiến hành khi người phụ nữ vừa sạch kinh nguyệt nhưng trước thời điểm rụng trứng để loại trừ trường […]

Chụp cản quang tử cung vòi trứng là quá trình sử dụng X-quang kiểm tra sự thông thương của vòi trứng và hình dạng bình thường của buồng tử cung. Quá trình này thường được tiến hành khi người phụ nữ vừa sạch kinh nguyệt nhưng trước thời điểm rụng trứng để loại trừ trường hợp mang thai.

1. Chụp X-quang tử cung và vòi trứng là gì?

Chụp X-quang tử cung và vòi trứng (HSG) là một thủ thuật chẩn đoán hình ảnh được sử dụng để quan sát bên trong tử cung và các ống dẫn trứng. Thủ thuật này đòi hỏi phải tiêm một chất dịch cản quang (chất tương phản) vào buồng tử cung thông qua âm đạo và cổ tử cung. Buồng tử cung sẽ được lấp đầy dịch cản quang và khi ống dẫn trứng mở thì chất dịch này sẽ lấp đầy ống dẫn trứng và đi vào khoang bụng.

Khảo sát HSG thường được sử dụng để quan sát xem các ống dẫn trứng có bị tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn hay không, đồng thời có thể cho thấy hình dạng và kích thước bên trong của tử cung có bình thường hay không. Tất cả các tình trạng này đều có thể dẫn đến vô sinh và các vấn đề khi mang thai.

Khảo sát HSG còn được áp dụng một vài tháng sau khi thực hiện thủ thuật thắt ống dẫn trứng để đảm bảo các ống dẫn trứng đã tắc nghẽn hoàn toàn.
Khảo sát HSG không được thực hiện cho bệnh nhân có bất kỳ các tình trạng sau:

      • Mang thai
      • Nhiễm trùng vùng chậu
      • Chảy máu nhiều ở tử cung tại thời điểm thực hiện thủ thuật.

2. Bệnh nhân nên chuẩn bị như thế nào?

Tốt nhất nên thực hiện thủ thuật HSG năm ngày sau khi sạch kinh nhưng trước khi rụng trứng để đảm bảo bệnh nhân không mang thai trong quá trình khảo sát.

Không nên thực hiện thủ thuật này nếu bệnh nhân đang trong tình trạng bị viêm nhiễm. Bệnh nhân phải thông báo cho bác sĩ chẩn đoán hình ảnh hoặc kỹ thuật viên hình ảnh y học nếu bị nhiễm trùng vùng chậu mãn tính hoặc mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục nhưng chưa được điều trị vào thời điểm thực hiện thủ thuật.

Bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng sinh trước và/hoặc sau khi thực hiện thủ thuật.

Bệnh nhân cần thông báo về tình trạng mang thai, hoàn thành bảng câu hỏi và ký giấy chấp thuận trước khi thực hiện thủ thuật.

Bệnh nhân phải thông báo cho bác sĩ về mọi loại thuốc đang sử dụng và tình trạng dị ứng. Đặc biệt với các loại chất tương phản chứa iốt. Ngoài ra bệnh nhân cũng phải thông báo cho bác sĩ về các bệnh lý hoặc tình trạng sức khỏe khác gần đây.

3. Chụp cản quang tử cung, vòi trứng được tiến hành như thế nào?

Để tiến hành chụp cản quang tử cung vòi trứng (HSG); người bệnh sẽ được chỉ định nằm trên buồng chụp. Bác sĩ sản phụ khoa hoặc bác sĩ chẩn đoán hình ảnh sẽ tiến hành đặt mỏ vịt; lau sạch cổ tử cung, và đặt cannula vào lòng tử cung qua cổ tử cung. Sau đó, bác sĩ sẽ bơm 1 dung dịch có chứa iodine vào cannula. Chất cản quang sẽ theo cannula vào buồng tử cung; chạy qua vòi trứng và vào ổ bụng nếu vòi trứng thông.

Chụp cản quang tử cung vòi trứng
Tiêm chất cản quang chứa thuốc nhuộm vào tử cung bằng ống nhựa mỏng

HSG cũng gián tiếp cho bác sĩ nhận biết những bất thường của buồng tử cung. Tuy nhiên, nó không giúp đánh giá được buồng trứng cũng như chẩn đoán lạc nội mạc tử cung. Bác sĩ cũng có thể cho bệnh nhân thay đổi tư thế chụp để khảo sát thêm các hình ảnh của tử cung và vòi trứng. Sau khi chụp, bệnh nhân có thể sinh hoạt lại bình thường hay đôi khi bác sĩ cũng khuyên bệnh nhân kiêng quan hệ tình dục trong vài ngày.

4. Điều gì sẽ diễn ra sau khi bệnh nhân thực hiện thủ thuật?

Sau khi khảo sát HSG, bệnh nhân có thể bị tiết dịch âm đạo do một phần chất lỏng đưa vào tử cung chảy ra ngoài. Dịch này có thể kèm theo máu. Bệnh nhân có thể sử dụng băng vệ sinh dạng miếng nhưng không được sử dụng băng vệ sinh dạng ống (tampon).

Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng sau:

      • Chảy máu ít ở âm đạo.
      • Co thắt
      • Cảm thấy chóng mặt, ngất xỉu hoặc khó chịu ở bụng.

Khảo sát HSG chỉ giúp quan sát được bên trong tử cung và các ống dẫn trứng. Để đánh giá các bất thường ở buồng trứng, thành tử cung và các cấu trúc khác ở vùng chậu thì cần phải khảo sát siêu âm hoặc chụp Cộng hưởng từ (CHT). Các vấn đề vô sinh do các nguyên nhân khác không thể đánh giá bằng khảo sát HSG. Để đăng ký khám sản phụ khoa, bạn có thể truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

 

Bài viết liên quan

Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ
Vitamin A và nguy cơ dị tật thai nhi
Ngộ độc Paracetamol và lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai
Ốm nghén nặng, mẹ bầu nên dùng gì?