Ốm nghén nặng, mẹ bầu nên dùng gì?

15:25 - 01/04/2024 Lượt xem: 107 Tác giả: Thanh Nga

Mang thai và làm mẹ, đó chính là điều hạnh phúc nhất của người phụ nữ. Nhưng bên cạnh niềm hạnh phúc ấy lại là muôn vàn khó khăn khi chuẩn bị chào đón sinh linh bé nhỏ ra đời, một trong số đó là nghén. Hẳn là sản phụ nào từng trải qua tình trạng này đều sẽ ít nhiều băn khoăn: liệu có thể dùng gì để giảm triệu chứng ốm nghén? Hãy cùng Phòng khám 43 Nguyễn Khang tìm hiểu nhé!

Tình trạng ốm nghén trong thai kì?

Ốm nghén là một hiện tượng sinh lý bình thường khi mang thai. Nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể người mẹ. Tình trạng này có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, gây ra cho mẹ cảm giác chán ăn, khó chịu, buồn nôn và nôn, nhất là khi gặp kích thích về mùi, vị. Các triệu chứng nghén gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của sản phụ. Tuy nhiên không phải ai khi mang thai cũng gặp tình trạng này.

ốm nghén

Tình trạng thai nghén có thể chia thành 2 mức độ:

Mức độ thông thường: Cảm giác nôn, buồn nôn xảy ra với mức độ vừa phải. Mẹ bầu sẽ cảm thấy chán ăn hoặc cảm thấy khó chịu với các đồ ăn có mùi vị nặng. Với mức độ nhẹ, mẹ bầu vẫn ăn uống được, không gây sụt cân. Tình trạng này thường sẽ giảm dần sau 3 tháng đầu của thai kỳ.

Mức độ nặng: Tình trạng nôn ói thường xuyên với mức độ trầm trọng, gần như không ăn được gì, ăn vào nôn hết, dẫn đến hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, suy nhược và sút cân. Thực tế chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ thai phụ gặp phải tình trạng ốm nghén nặng nhưng nó lại ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống, có thể kéo dài đến hết thai kì.

Khi tình trạng thai nghén diễn ra nghiêm trọng, mẹ nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và tư vấn các giải pháp giảm chứng nôn ói một cách phù hợp.

Mẹ bầu có thể dùng gì để giảm nôn nghén?

Việc sử dụng thuốc trong giai đoạn mang thai có thể gây nhiều tác dụng không mong muốn đến thai nhi. Do đó, điều quan trọng đầu tiên là phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia y tế và tuyệt đối không được tự ý mua thuốc để chữa trị.

Pyridoxin (Vitamin B6)

Pyridoxin là lựa chọn hàng đầu cho tình trạng buồn nôn và nôn khi mang thai. Nồng độ Pyridoxine thấp trong cơ thể có thể gây buồn nôn ở mẹ bầu. Liều thông thường Pyridoxine là 10-25mg, 3 lần/ngày.

Mẹ có thể tham khảo sản phẩm chứa Pyridoxine: Viên uống giảm ốm nghén Elevit Morning Sickness relief

ốm nghén

Liều dùng: uống 1 viên vào buổi sáng. Có thể tăng lên 2 viên/ngày theo chỉ định của bác sĩ nếu tình trạng ốm nghén không cải thiện. Viên thứ 2 nên uống cách viên thứ nhất khoảng 12 giờ.

Doxylamine

Doxylamine là thuốc kháng histamin có thể sử dụng trong trường hợp buồn nôn trong thai kì, ngăn chặn tín hiệu của histamin đến trung tâm nôn.

Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) khuyến nghị kết hợp Doxylamine và Pyridoxine nếu sử dụng Pyridoxine đơn thuần không làm giảm nôn. Các nghiên cứu cũng cho thấy sự kết hợp này là an toàn.

Mẹ có thể tham khảo: thuốc Pruzena chứa Doxylamin succinat 10mg và Pyridoxin hydroclorid 10mg

ốm nghén

Dùng Pruzena theo đường uống. Liều dùng thuốc chính nên uống vào giờ đi ngủ để giảm bớt các triệu chứng vào buổi sáng, tăng cường sức khỏe.

Uống 2 viên giờ đi ngủ. Trong trường hợp nặng hoặc trong trường hợp bị buồn nôn/nôn mửa suốt cả ngày, có thể tăng liều thêm 1 viên vào buổi sáng và/hoặc chiều

Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng phù hợp tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh cụ thể. Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế

Thiamine (Vitamin B1)

Vitamin B1 là yếu tố vi lượng rất quan trọng trong thai kì. Thiếu vitamin B1 có thể gây ra các triệu chứng ốm nghén như nôn, buồn nôn. Có thể dùng với liều 25-50mg 2-3 lần mỗi ngày có thể bổ sung theo đường truyền tĩnh mạch nếu không đáp ứng đường uống.

Mẹ có thể tham khảo: Nausema steripharm export 30 viên – bổ sung vitamin B, giảm ốm nghén

ốm nghén

Thuốc kháng histamin khác

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra các thuốc kháng histamin sau đây được xem là an toàn.

Meclizine ( liều thông thường 25mg uống mỗi 4-6 giờ/ngày)

Diphenhydramine ( liều thông thường 25-50mg uống mỗi 4-6 giờ/ngày)

Dimenhydrinate ( liều thông thường 25-50mg uống mỗi 4-6 giờ/ngày)

Vitamin tổng hợp

Bổ sung vitamin tổng hợp có chứa viatamin B hay acid folic cũng là cách hiệu quả làm giảm đáng kể triệu chứng ốm nghén trong giai đoạn mang thai.

Mẹ có thể tham khảo: Vitamin tổng hợp Selancy , viên uống vitamin tổng hợp Suvéal Grossesse Fer  , viên uống Suvéal Magne-Fer

Vitamin tổng hợp Selancy 

ốm nghén

Cách dùng: uống 1 viên mỗi ngày sau bữa ăn chính hoặc theo chỉ dẫn của chuyên viên y tế. Tốt nhất nên sử dụng ít nhất 4-6 tuần trước khi mang thai, trong suốt thai kỳ và thời gian cho con bú.

Lưu ý: Không sử dụng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm. Sử dụng theo hướng dẫn. Hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn có con bị dị tật ống thần kinh như: tật nứt đốt sống. Tham khảo ý kiến của bác sĩ về bất kỳ thuốc nào mà bạn có thể sử dụng trong thời gian mang thai.

Viên uống Suvéal Grossesse fer

ốm nghén

Cách dùng: Thời điểm tốt nhất có thể sau bữa chính buổi sáng và trưa, không nên dùng sau 21h. Uống với nhiều nước và nghỉ ngơi khoa học, tránh thức khuya để sản phẩm mang lại hiệu quả cao.

Liều dùng: Dùng 1 viên mỗi ngày cùng với bữa ăn hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Viên uống Suvéal Magne-Fer

ốm nghén

Cách dùng: Dùng 1 viên/ngày trong hoặc sau bữa ăn.

Tham khảo thêm ý kiến chuyên gia.

Gợi ý một số biện pháp không dùng thuốc

  • Tránh sử dụng những thực phẩm có mùi vị mạnh như cá, thịt sống, cà phê, rượu,…
  • Nên chọn các loại thức ăn đơn giản, dễ tiêu hóa. Các loại thực phẩm mát như sữa chua, trái cây cũng giúp ích cho hệ tiêu hoá. Ăn thực phẩm giàu chất xơ, ít đường, ít béo, thực phẩm giàu protein như thịt ,trứng, sữa.
  • Chia nhỏ bữa và ăn nhiều bữa trong ngày, tránh để dạ dày trống vì sẽ khiến bạn cảm thấy buồn nôn.
  • Uống nhiều nước lọc, nước trái cây.

ốm nghén

  • Sử dụng các sản phẩm từ gừng và chanh tươi có thể giúp giảm buồn nôn và ói mửa.
  • Tránh mùi nồng như nước hoa, xịt phòng, chất tẩy rửa. Giữ không khí thông thoáng, tránh ngột ngạt.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, vận động nhẹ nhàng, có thể đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày.
  • Có thể dùng phương pháp bấm huyệt cổ tay.

 

 

Mẹ có thể tham khảo thêm một số bài viết cùng chủ đề tại https://san43nguyenkhang.vn/

Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ
Vitamin A và nguy cơ dị tật thai nhi
Ngộ độc Paracetamol và lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai
Mẹ đã biết khám thai quan trọng như thế nào chưa?