Mẹ bầu không nên ăn gì khi mang thai

16:22 - 10/02/2023 Lượt xem: 467 Tác giả: Kim Ngân

Dinh dưỡng như thế nào để thai nhi phát triển khỏe mạnh và thông minh là điều mà cha mẹ nào cũng mong mỏi. Vì vậy việc tẩm bổ dinh dưỡng trong quá trình mang thai được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai cũng có những thực phẩm mẹ bầu cần hạn chế để mẹ tròn – con vuông. Dưới đây là những thực phẩm mẹ bầu không nên ăn khi mang thai.

1. Mẹ bầu không nên ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu

Mẹ bầu không nên ăn gì khi mang thai

Đồ muối chua: các loại đồ muối như dưa muối, cà muối,... thường được để lên men chua dưới tác dụng của một số vi sinh vật. Vi sinh vật chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitrit, làm cho hàm lượng nitrit tăng cao rất có hại cho cơ thể.

Hải sản: Hải sản chứa rất nhiều protein, tuy nhiên một số loại cá như cá thu vua, cá đồng, cá ngừ, cá kiếm, cá kình,..., các loại cá càng lớn, nhiều tuổi sẽ chứa hàm lượng thủy ngân càng cao. Vì vậy, để trả lời cho câu hỏi không nên ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu thì câu trả lời là các mẹ bầu không nên ăn loại cá này.

Rau mầm: các loại rau mầm như giá đỗ luôn tồn tại vi khuẩn trong hạt giống trước khi cây mầm lớn lên, vì thế các thai phụ tuyệt đối không được ăn sống (có thể ăn nếu nấu chín). Nếu cố tình sử dụng thì các loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể có thể gây dị dạng cho thai nhi.

Các loại đồ uống: trà thảo mộc, đồ uống có ga, có cồn, cà phê,... không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn có nguy cơ gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, tăng nguy cơ sảy thai.

Thực phẩm gây co bóp tử cung: như rau ngót, rau răm, củ dền,... đều là những thực phẩm không nên ăn khi mang thai 3 tháng đầu để phòng ngừa nguy cơ sảy thai. Các loại thực phẩm này có chứa những chất làm kích thích co bóp tử cung, tăng nguy cơ sảy thai cho các bà mẹ.

2. Mẹ bầu không nên ăn gì khi mang thai 3 tháng giữa

Thực phẩm chứa carbohydrate đơn giản: như bánh ngọt, bột tinh… Không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động, carbohydrate còn có thể ảnh hưởng đến quá trình hình thành các tế bào thần kinh của thai nhi. Carbohydate đơn giản làm nồng độ insulin tăng đột ngột, làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kì ở mẹ bầu.

Tuy nhiên, thay vì ăn thực phẩm chứa carbohydate đơn giản, mẹ bầu nên ưu tiên thực phẩm chứa carbohydate dạng phức tạp như gạo nứt.

Rượu, bia, cà phê: nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tác hại của việc uống rượu, bia trong thời gian mang thai. Không chỉ là nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh, uống rượu khi mang thai, dù bất kỳ thời điểm nào, còn làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, thai chết lưu.

Việc tiêu thụ 1 lượng lớn caffeine có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non. Hơn nữa, caffeine cũng cản trở khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Nếu uống nhiều, bà bầu có nguy cơ bị thiếu máu do thiếu sắt, tình trạng thường thấy ở phụ nữ mang thai.

Chất làm ngọt nhân tạo: dù chưa có một bằng chứng cụ thể về tác động của chất làm ngọt nhân tạo đối với sự phát triển của thai nhi, nhưng các chuyên gia vẫn khuyến cáo phụ nữ mang thai nên loại bỏ hoàn toàn hoặc cắt giảm thực phẩm chứa chất làm ngọt nhân tạo.

Thực phẩm tái, sống: Sushi, sashimi, các loại gỏi, thịt bò tái… có thể chứa nhiều loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây hại cho sức khỏe. Nghiêm trọng nhất là vi khuẩn salmonella. Vi khuẩn này sẽ tấn công vào hệ miễn dịch của cơ thể, dẫn đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho cả mẹ và thai nhi trong bụng.

Mẹ bầu không nên ăn gì khi mang thai 3 tháng cuối

Các món ăn mặn, có nhiều dầu mỡ: các món ăn mặn như cá khô, dưa cà muối, các món được nấu mặn,… đều có thể khiến huyết áp của mẹ bầu tăng cao, thậm chí có thể dẫn tới tình trạng tăng huyết áp thai kỳ. Ngoài ra, các món ăn mặn, có nhiều dầu mỡ còn rất khó tiêu, có thể gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và tim mạch của mẹ bầu. Vì thế mẹ bầu 3 tháng cuối không nên ăn các món mặn, các món nhiều dầu mỡ.

Thực phẩm gây táo bón: táo bón với những triệu chứng gây khó chịu có thể là vấn đề “gây đau đầu” cho nhiều mẹ ở tam cá nguyệt thứ 3. Vì vậy, nếu nhận thấy một thực phẩm nào có khả năng gây táo bón, tốt nhất, bạn nên loại ngay khỏi thực đơn hàng ngày của mình. Thay vào đó, ăn nhiều trái cây và rau củ quả, uống nhiều nước sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm nguy cơ táo bón.

Không sử dụng rượu bia, các chất kích thích: nhiều mẹ bầu chủ quan, cho rằng trong những tháng cuối thai kì, khi bé đã phát triển vững vàng, việc sử dụng rượu bia hay thuốc lá sẽ không ảnh hưởng đến bé. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ sai lầm. Những tháng cuối thai kì là giai đoạn nước rút để thai nhi phát triển trí não và các cơ quan quan trọng. Việc sử dụng rượu bia và các chất kích thích có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Mẹ bầu nên tránh xa những chất này, kể cả việc hút thuốc lá bị động.

Ngoài những thông tin bài viết cung cấp ở trên các mẹ bầu hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé.

Bài viết liên quan

Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ
Vitamin A và nguy cơ dị tật thai nhi
Ngộ độc Paracetamol và lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai
Ốm nghén nặng, mẹ bầu nên dùng gì?