Nguyên tắc vàng trong bổ sung dinh dưỡng cho mẹ bầu

11:01 - 17/06/2022 Lượt xem: 374 Tác giả: Thu Hoàng

Dinh dưỡng cân đối là yếu tố có quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé, đặc biệt là sự phát triển của bé trong suốt thai kỳ và sau khi bé chào đời. Việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và cân đối mỗi ngày sẽ giúp mẹ bầu cung cấp cho thai nhi những gì trẻ cần để phát triển. Điều này cũng sẽ giúp đảm bảo rằng cả mẹ và thai nhi đều đạt được số cân nặng thích hợp trong suốt quá trình mang thai.

Dinh dưỡng cân đối là yếu tố có quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé, đặc biệt là sự phát triển của bé trong suốt thai kỳ và sau khi bé chào đời. Việc bổ sung dinh dưỡng cho mẹ bầu đầy đủ và cân đối mỗi ngày sẽ giúp mẹ bầu cung cấp cho thai nhi những gì trẻ cần để phát triển. Điều này cũng sẽ giúp đảm bảo rằng cả mẹ và thai nhi đều đạt được số cân nặng thích hợp trong suốt quá trình mang thai.

1. Ăn nhiều lần, theo bữa nhỏ

Đây là cách sáng tạo để áp dụng vào thực đơn dành riêng cho bà bầu vì chỉ có phụ nữ có thai mới hiểu cảm giác ốm nghén, buồn nôn, ợ nóng, chậm tiêu khó chịu như thế nào, giải pháp cho bạn đó là chia các bữa ăn thành năm hoặc sáu bữa nhỏ trong ngày.

Trong giai đoạn mang thai, em bé trong bụng sẽ lớn lên từng ngày và chèn ép dạ dày cùng các cơ quan tiêu hóa khác khiến cho bạn không còn bụng rỗng để tiêu thụ một bữa ăn lớn.

Nếu bạn thường có cảm giác thèm ăn thì cứ ăn liên tục theo các bữa nhỏ, ngay cả khi áp dụng thực đơn theo cách này thì bạn vẫn có thể đảm bảo về chế độ dinh dưỡng được cung cấp vào cơ thể

Mặc dù có thể ăn nhiều lần khác nhau nhưng nhớ là nên hạn chế ăn vặt vì đồ ăn vặt vốn không hề có chất dinh dưỡng gì trong đó.

dinh dưỡng cho mẹ bầu

2. Không ăn kiêng

Nỗi niềm chung của một số bà bầu là rất sợ tăng cân và mất đi dáng vẻ đẹp như hồi trước khi có thai. Chính suy nghĩ đó dẫn đến việc có một số bà bầu bất chấp tất cả mà ăn kiêng ngày trong lúc đang mang thai dù đã được cảnh báo trước về hậu quả có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bà mẹ lẫn thai nhi.

Khi bạn giảm đi khẩu phần ăn, đồng nghĩa với việc bạn giảm đi một lượng dinh dưỡng đưa vào cơ thể để nuôi cả hai người. Các dưỡng chất cần thiết cho thai phụ như calories, acid folic, các loại vitamin và khoáng chất đều bị gia giảm khiến cơ thể không nhận đủ chất dinh dưỡng và dễ dẫn đến việc sức khỏe của thai phụ bị giảm theo.

Tăng cân là một trong những dấu hiệu tích cực nhất của một bà bầu khỏe mạnh. Những phụ nữ ăn uống đủ chất, đủ dinh dưỡng thì thai nhi của họ cũng khỏe mạnh.

 Vì vậy các bà mẹ mang thai chớ dại lo sợ tăng cân mà hãy xem đó là dấu hiệu tốt cho sức khỏe của bạn lẫn thai nhi.

3. Điều chỉnh lại chế độ ăn uống

Phần lớn các thai phụ đều cần dung nạp thêm nhiều chất đạm, một số loại vitamin và khoáng chất nhất định như axit folic, sắt và đặc biệt nhiều canxi. Nếu chế độ dinh dưỡng hiện tại của bạn chưa đáp ứng được những tiêu chí trên, bạn nên điều chỉnh lại ngay chế độ ăn uống của mình để đảm bảo cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Tuy nhiên, ăn uống chất lượng hơn không có nghĩa là ăn nhiều hơn đâu nhé. Nếu như đã có cân nặng lý tưởng khi bắt đầu mang thai thì trong 3 tháng đầu tiên, bạn không cần phải nạp thêm calo đâu. Sau đó, bạn cần nạp thêm khoảng 300 calo mỗi ngày trong 3 tháng tiếp theo và 450 calo mỗi ngày trong 3 tháng cuối. Còn nếu bạn bị thừa hay thiếu cân, bạn sẽ cần nạp ít hoặc nhiều hơn lượng ở trên, điều này còn tùy thuộc vào mục tiêu tăng cân của bạn.

dinh dưỡng cho mẹ bầu

4. Nói không với những thực phẩm có hại

Thai phụ cần tránh xa hải sản sống như hàu, sushi hay món gỏi cá, sữa chưa tiệt trùng và phô mai làm từ sữa chưa tiệt trùng hay còn gọi là phô mai mềm như Brie hay Camember và phô mai Mê-xi-cô như queso blanco và panela; pa-tê, thịt gia súc và gia cầm sống hay tái. Vì những loại này có thể chứa những loại vi khuẩn không tốt cho thai nhi.

Gần như tất cả các loại cá đều có chứa thủy ngân hay nguyên tố kim loại nào đó và điều này sẽ có tác hại lớn đến sự phát triển trí não của thai nhi và trẻ nhỏ. Hiệp hội dinh dưỡng khuyến cáo thai phụ chỉ nên tiêu thụ khoảng 300-400gr cá mỗi tuần, tương đương với khoảng 2 bữa ăn một tuần.

5. Uống bổ sung vitamin và khoáng chất trước khi sinh

Tùy theo nhu cầu về chất dinh dưỡng trong thai kỳ, bạn sẽ phải cân nhắc xem có nên bổ sung thêm các dưỡng chất từ thuốc không. Vì nhiều lúc, những bữa ăn hàng ngày sẽ không cung cấp đủ cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết. Thực tế, nhiều mẹ vẫn cần sự trợ giúp của các loại thuốc bổ sung vitamin-khoáng chất dành riêng cho bà bầu để đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

Với những phụ nữ ăn chay nghiêm ngặt và mắc một số bệnh lý như tiểu đường, tiểu đường thai kỳ, thiếu máu hay đã từng sinh con nhẹ cân trước đây, việc trao đổi kỹ với bác sĩ hay các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng để có những phương án bổ sung dưỡng chất phù hợp là vô cùng cần thiết.

Nếu có vấn đề với việc nuốt vitamin, bạn có thể thay thế bằng loại nhai hay dạng bột có thể hòa tan trong nước. Một nguyên tắc bạn luôn phải ghi nhớ khi uống các loại thuốc bổ sung dinh dưỡng là “tham thì thâm”. Tuyệt đối không được dùng quá liều bất cứ loại vitamin, khoáng chất hay thảo dược nào mà không được sự tư vấn, cho phép của bác sĩ vì nó sẽ mang lại những tác hại khôn lường cho sức khỏe của bé và bạn.

6. Tăng cân đều đặn

Cân nặng của phụ nữ mang thai là một điều đáng để lưu ý và quan tâm theo dõi thường xuyên. Ba tháng đầu tiên trong thời kì mang thai nên hạn chế tăng cân ít nhất có thể. Sang giai đoạn 6 tháng cuối thai kì thì có thể tăng khoảng 0,5 kg/tuần.

Riêng với trường hợp bạn mang thai đôi, hoặc khi bị thiếu kg, thừa kg thì phải gặp ngay bác sĩ để điều chỉnh lại chế độ ăn uống và số cân nặng riêng cho bạn.

Ngoài những thông tin bài viết cung cấp ở trên các mẹ bầu hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé.

 

Bài viết liên quan

Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua