Những lưu ý khi đi khám thai lần đầu

12:00 - 22/09/2020 Lượt xem: 419

Hiện nay, việc khám thai trở nên đơn giản và phổ biến hơn nhờ vào sự phát triển của y học hiện đại. Tuy nhiên, điều quan trọng là không phải mẹ bầu nào cũng xác định được thời gian khám thai lần đầu cho hợp lý và những điều cần lưu ý khi đi […]

Hiện nay, việc khám thai trở nên đơn giản và phổ biến hơn nhờ vào sự phát triển của y học hiện đại. Tuy nhiên, điều quan trọng là không phải mẹ bầu nào cũng xác định được thời gian khám thai lần đầu cho hợp lý và những điều cần lưu ý khi đi khám thai lần đầu.

1. Thời điểm nào cần đi khám thai?

Thông thường 2 tuần sau khi thụ thai, trứng sẽ ở lại trong vòi tử cung và phân bào khoảng 48 tiếng. Thời gian hợp tử dần di chuyển vào tử cung và làm tổ là khoảng 2 – 3 ngày. Thông qua một vài dấu hiệu nhận biết mà sản phụ có thể nghi ngờ mình đã mang thai như: chậm kinh, người mệt mỏi, nôn mửa,…

Khi sản phụ xuất hiện các dấu hiệu trên, nên dùng que thử thai. Khi que thử thai cho kết quả 2 vạch thì nên đến khám tại chuyên khoa sản để được chẩn đoán chính xác nhất. Ở lần khám đầu tiên, bạn sẽ được khám sức khỏe tổng quát và siêu âm để nhận định bạn có thai hay không, thai đơn hay đa thai, thai ở bên trong tử cung hay ngoài, có vấn đề nào khác về sức khỏe không?

2. Trong lần đầu khám thai sẽ khám những gì?

      • Siêu âm thai

Siêu âm thai giúp bác sĩ đánh giá được bạn có thai hay không? Thai nằm trong tử cung hay ngoài. Đồng thời đánh giá được tình trạng thai qua việc quan sát túi thai phát triển tốt hay chưa tốt, biểu hiện vòng sáng xung quanh túi thai, có hiện tượng bóc tách túi thai hay không, vị trí túi thai nằm trong buồng tử cung ở vị trí bình thường hay vị trí thấp…

      • Khám sức khỏe tổng quát của cả mẹ và thai nhi

Bà bầu được khám tổng quát bao gồm tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, cơ xương khớp, thần kinh. Đặc biệt là khám cơ quan sinh sản.

Ngoài ra, mẹ bầu sẽ được hỏi về các thói quen hàng ngày, tiền sử sức khỏe của gia đình, tiền sử bệnh tật của thai phụ, đã từng sử dụng loại thuốc nào, có dùng các chất kích thích, thuốc lá, rượu bia không.

      • Một số xét nghiệm

khám thai lần đầu

Mẹ bầu sẽ được bác sĩ chỉ định một số xét nghiệm nhằm chẩn đoán các bệnh truyền nhiễm như: xét nghiệm máu, nước tiểu. Ngoài ra, một số xét nghiệm liên quan được thực hiện như:

      • Xét nghiệm PAP để xác định người mẹ có bị ung thư cổ tử cung hay không.
      • Xét nghiệm tiểu đường đối với các mẹ bầu đang có nguy cơ chẩn đoán bị tiểu đường thai kỳ
      • Đo huyết áp, kiểm tra cân nặng, chiều cao, hệ tim mạch, hô hấp…

3. Lưu ý khi đi khám thai lần đầu

Khám thai lần đầu rất quan trọng, do đó ba mẹ nên lưu ý một số điều sau:

      • Lựa chọn khám thai tại các cơ sở chuyên khoa an toàn, uy tín; chất lượng, có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao. Tuyệt đối không khám thai tại các cơ sở không đạt chuẩn, cơ sở vật chất kém chất lượng.
      • Trước khi đi khám thai, cần chuẩn bị các câu hỏi; thắc mắc để được bác sĩ giải đáp như: ăn gì, kiêng gì,… Mẹ bầu có thể chuẩn bị thêm một cuốn sổ để ghi chép và mang theo những loại thuốc mà mình đang dùng.
      • Uống nhiều nước trước khi siêu âm
      • Giữ lại và mang theo kết quả khám thai lần đầu cho những lần khám thai tiếp theo.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang có chương trình chăm sóc sức khỏe trọn gói cho các sản phụ ngay từ khi bắt đầu mang thai từ những tháng đầu tiên với đầy đủ các lần khám thai, siêu âm 2D, 4D định kỳ cùng các xét nghiệm thường quy để đảm bảo người mẹ luôn khỏe mạnh và thai nhi phát triển toàn diện. Để đặt lịch khám, mẹ bầu truy cập website: Dk.SAN43NGUYENKHANG.VN; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

 

Bài viết liên quan

Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ
Vitamin A và nguy cơ dị tật thai nhi
Ngộ độc Paracetamol và lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai
Ốm nghén nặng, mẹ bầu nên dùng gì?