Nổi mụn khi mang thai có được dùng thuốc điều trị không

10:29 - 05/06/2022 Lượt xem: 509 Tác giả: Lê Huyền Trang

1. Các loại mụn khi mang thai thường gặp.

thực ơphẩm nên ăn khi nổi mụn mang thai

  • Mụn đầu đen: thường nằm trên bề mặt da, xuất hiện nhiều nhất ở vùng chữ T hình thành do hỗn hợp dầu thừa và bụi bẩn, tế bào chết trên da.
  • Mụn đầu trắng: mụn hình thành do da bị nhờn và bít tắc lỗ chân lông nhưng không bị ô xy hóa nên có màu trắng.
  • Mụn sưng viêm: tạo thành các nốt mụn đỏ trên da và không thấy đầu mụn. Đây là loại mụn rất dễ biến thành sẹo nếu nặn mụn không đúng cách.
  • Mụn mủ: mụn có đầu trắng, da đỏ, và bị sưng. Các vết sưng thường có nhiều mủ dịch trắng hoặc vàng.
  • Mụn bọc: những nốt mụn to, viêm và thấy cứng khi chạm vào. Mụn thường có nhân nằm sâu bên trong và thường gây đau đớn khi chạm vào.
  • Mụn tiết tố sẽ mọc mãi cho đến khi nội tiết tố được cân bằng. Thường mụn nội tiết sẽ mọc đầu tiên ở quanh miệng, cằm và quai hàm, sau đó sẽ là trán và dần dần lan ra các vị trí khác trên khuôn mặt. Mụn mọc ở dưới xương gò má, và dọc theo đường viền hàm có khả năng do nội tiết tố cao hơn mụn mọc ở trên trán.

2. Nguyên nhân nổi mụn khi mang thai.

Thay đổi nội tiết tố

Đây được cho là nguyên nhân cơ bản nhất và chủ yếu nhất diễn ra trong khoảng 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Nồng độ hormone nội tiết càng tăng cao, da của mẹ bầu sẽ càng tiết ra nhiều sebum – chất dầu nhờn tự nhiên của da. Chúng hoạt động mạnh mẽ hơn, làm tăng lượng dầu thừa trên bề mặt da gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Đồng thời tạo điều kiện cho các loại hại khuẩn, nấm men sinh sôi và gây mụn. Tuy nhiên, tình trạng mụn sẽ nhanh chóng thuyên giảm từ tháng thứ 4 khi nồng độ nội tiết tố có xu hướng ổn định trở lại.

Hệ miễn dịch suy yếu:

Có một sự thật là trong thời kỳ mang thai cả thể trạng và hệ miễn dịch của nữ giới đều có xu hướng giảm. Sự suy giảm này có thể khiến cho làn da của chị em trở nên nhạy cảm hơn. Vì vậy, vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công và gây mụn trong thai kỳ.

Thân nhiệt tăng cao:

Đây là một trong những dấu hiệu mang thai sớm và cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ nổi mụn trong thai kỳ. Lý do khiến bà bầu có thân nhiệt cao hơn người bình thường là do tăng hoạt động tuần hoàn máu và trao đổi chất khiến cơ thể sinh ra nhiệt nhiều hơn.

Để điều hòa thân nhiệt, làn da của bà bầu có xu hướng bài tiết nhiều mồ hôi và bã nhờn hơn. Hiện tượng này có thể tăng nguy cơ bít tắc lỗ chân lông, tạo môi trường yếm khí cho vi khuẩn P. acnes phát triển mạnh và gây ra mụn ở đầu thai kỳ.

Mệt mỏi, stress khi mang thai:

Có không ít mẹ bầu gặp phải tình trạng mệt mỏi, stress khi mang thai. Từ đó dẫn đến thiếu ngủ, mất ngủ, căng thẳng thần kinh kéo dài, hệ lụy là chức năng thải độc tố của gan thận bị suy giảm theo. Điều này không chỉ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thai kỳ mà còn làm phát sinh các triệu chứng trên da, thường gặp nhất là nổi mụn.

3. Chăm sóc da mụn khi mang thai.

chăm sóc da mụn khi mang thai

  • Làm sạch da: Rửa mặt bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ hai lần/ngày, hãy dùng sữa rửa mặt làm sạch da. Tránh một số sản phẩm nhất định, chẳng hạn như tẩy da chết, chất làm se da hay mặt nạ, bởi các sản phẩm này có thể gây kích ứng da và khiến tình trạng da trở nên tệ hơn.
  • Gội đầu thường xuyên: Nếu bà bầu bị mọc mụn quanh chân tóc, hãy lưu ý gội đầu thường xuyên.
  • Không chà xát hay nặn mụn: Làm như vậy có thể gây nhiễm trùng hoặc để lại sẹo.
  • Tránh các chất gây kích ứng: Nên dùng các sản phẩm dán nhãn “non-comedogenic”, nghĩa là không chứa các thành phần có khả năng gây bít tắc lỗ chân lông.
  • Chế độ sinh hoạt hợp lý: Luôn giữ tinh thần thoải mái, đi ngủ sớm, có thể tập các bài thể dục nhẹ nhàng vào buổi sáng.
  • Tránh sử dụng đồ uống có cồn, hạn chế thực phẩm dầu mỡ, cay nóng.
  • Bổ sung vitamin C: Vitamin C rất quan trọng trong quá trình chữa mụn cho bà bầu. Bởi nó tham gia vào quá trình sản xuất collgen, bảo vệ tế bào khỏi sự phá hủy của các gốc tự do. Do đó, chị em khi mang bầu nên tăng cường bổ sung vitamin C bằng các loại thực phẩm hằng ngày sẽ giúp làn da chống lại sự tổn thương do oxy hóa, cải thiện tình trạng mụn.

4. Có nên dùng thuốc điều trị mụn khi mang thai.

Không nên tự ý sử dụng kem hoặc thuốc điều trị mụn khi mang thai. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại kem, thuốc điều trị mụn, tuy nhiên một số loại thuốc có thành phần chống chỉ định với phụ nữ có thai. Vì vậy, khi gặp tình trạng mụn khi mang thai các mẹ bầu cần gặp bác sĩ da liễu để thăm khám và tư vấn sử dụng thuốc phù hợp.

Ngoài những thông tin bài viết cung cấp ở trên các mẹ bầu hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé.

 

Bài viết liên quan

Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ
Vitamin A và nguy cơ dị tật thai nhi
Ngộ độc Paracetamol và lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai
Ốm nghén nặng, mẹ bầu nên dùng gì?