Phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ bằng cách nào?

08:04 - 07/03/2021 Lượt xem: 423

Cho đến nay vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính gây ra đái tháo đường thai kỳ. Một số nguyên nhân như mẹ tăng cân nhiều, thay đổi hormone thai kỳ được cho là có liên quan đến chứng bệnh này. Để hạn chế tối đa nguy cơ bà bầu có thể phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ bằng cách cải thiện chế độ ăn uống, luyện tập cũng như có kế hoạch chuẩn bị trước khi mang thai.

1. Đái tháo đường thai kỳ là gì?

Bệnh đái tháo đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường khi mang thai. Đái tháo đường thai kỳ nếu không được phát hiện sớm sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và con. Vì vậy, khám thai định kỳ và kiểm tra đường huyết thường xuyên giúp mẹ bầu đảm bảo sức khỏe cho mẹ và con trong suốt thai kỳ.

2. Đái tháo đường gây nguy hiểm như thế nào đến thai kỳ?

Trong tiểu đường thai kỳ, nếu đường máu của người mẹ kiểm soát không được tốt, sẽ có rất nhiều nguy cho mẹ và thai nhi.

– Nguy cơ cho mẹ:

  • Tăng nguy cơ tiền sản giật – sản giật gấp 4 lần.
  • Đa ối chiếm tỉ lệ khá cao 27-30%.
  • Thai to dễ gây sang chấn đường sinh dục người mẹ trong quá trình sinh.
  • Tỉ lệ mổ lấy thai cao
  • Những nguy cơ do phẫu thuật cũng tăng như dễ bị nhiễm trùng vết mổ hay tầng sinh môn, thai phụ dễ băng huyết sau sinh.

– Nguy cơ cho thai:

  • Sinh non
  • Trọng lượng thai tăng gây sinh khó và sang chấn thai nhi lúc sinh làm trật khớp vai; gãy xương đòn,…
  • Suy hô hấp do sự trưởng thành của phổi bị ảnh hưởng do insulin tăng cao.
  • Rối loạn chuyển hóa như hạ đường huyết, hạ canxi huyết.
  • Tỉ lệ tử vong chu sinh tăng gấp 2-5 lần.

3. Cách phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ

Phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ bằng cách nào?

      • Chế độ tập luyện

Khi mang thai, bạn không cần tuyệt đối kiêng các hoạt động thể dục, các bài tập nhẹ nhàng, tập yoga, đi bộ, bơi, đạp xe đạp cũng giúp kiểm soát được lượng đường trong máu, tăng lưu thông khí huyết và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi trong bụng. Các mẹ bầu được khuyến khích đi bộ thường khoảng từ 20 – 30 phút sau bữa ăn và đảm bảo nhịp tim không quá 140 lần /phút. Việc tập luyện mỗi ngày sẽ giúp cơ thể dễ dàng dung nạp glucose, đẩy lùi đái tháo đường, khắc phục triệu chứng đau lưng, chuột rút,…

      • Chế độ ăn uống

Lập kế hoạch cho các bữa ăn: Chia nhỏ các bữa ăn thành 5 – 6 bữa một ngày với 3 bữa chính và 2 – 4 bữa phụ. Các bữa ăn nên cố đinh vào một thời gian và khối lượng tương tự nhau giữa các ngày.

– Kiểm tra phần ăn: là quy định cho một suất ăn có chứa 1 lượng calo nhất định

– Tổng lượng carbonhydrates trong mỗi phần ăn của mẹ bầu chỉ nên tối đa là 62g.

Kiểm tra thai định kỳ trong suốt quá trình mang thai là cách tốt nhất để mẹ bầu kiểm soát đái tháo đường thai kỳ và các biến chứng không mong muốn do bệnh gây ra. Khi được phát hiện đái tháo đường thai kỳ, cần được bác sĩ chuyên khoa tư vấn theo dõi.

Đái tháo đường thai kỳ thật sự là một căn bệnh nguy hiểm với sức khỏe của cả mẹ và bé, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra một loạt biến chứng nguy hiểm như: Sinh khó, thai lưu, băng huyết, sản giật, thai lưu, sinh non, hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh, dị tật thần kinh, hô hấp,… Vì vậy, trong suốt thai kỳ, bà bầu nên thường xuyên kiểm tra đường huyết để điều trị sớm.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ. Là địa chỉ khám thai và khám các bệnh phụ khoa uy tín tại Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và thăm khám để các chị em yên tâm về thai kỳ và sức khỏe của mình. Để đặt lịch khám, quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ
Vitamin A và nguy cơ dị tật thai nhi
Ngộ độc Paracetamol và lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai
Ốm nghén nặng, mẹ bầu nên dùng gì?