Phòng tránh và điều trị táo bón khi mang thai

09:28 - 11/05/2022 Lượt xem: 694 Tác giả: Thanh Nga

Trong thai kỳ, cơ thể mẹ có nhiều biến đổi bên cạnh kích thước bụng và thai đang dần phát triển lớn lên, trong đó có chứng rối loạn tiêu hóa và táo bón. Nhiều thai phụ còn chưa quan tâm đến tình trạng táo bón, khiến bệnh kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt và thậm chí là sự phát triển của bé. Cần hiểu rõ tình trạng táo bón khi mang thai để khắc phục đúng cách, hiệu quả.

1. Nguyên nhân gây táo bón khi mang thai

Táo bón ở bà bầu do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là chế độ dinh dưỡng và sự thay đổi hormone trong cơ thể trong thai kỳ.

Thay đổi nội tiết tố: thay đổi nội tiết tố khi mang thai, nhu động tiêu hóa khi mang thai chậm lại, lúc này thức ăn lưu lại trong ruột già lâu hơn, quá trình hấp thụ nước ở ruột già tăng lên dẫn đến đại tiện kém.

Cùng với áp lực lên trực tràng bởi tử cung căng phồng trong thời kỳ 3 tháng giữa và 3 tháng cuối, tần suất nhu động của đường tiêu hóa cũng sẽ bị chậm lại, đồng thời sức mạnh của cơ bụng cũng bị suy yếu, gây khó khăn cho việc đại tiện.

Yếu tố chế độ ăn: chủ yếu do thức ăn nhiều đạm hoặc tinh chế, khẩu phần ăn không đủ chất xơ. Một số bà bầu không uống đủ nước, hoặc mất nước do nôn mửa, cặn thức ăn sẽ nhỏ lại và khô, phân sẽ đọng lại trong ruột già và khó đi ngoài.

táo bón khi mang thai cần ăn tăng thực phẩm giàu chất xơ

Thuốc bổ sung dinh dưỡng đa sinh tố uống trong thai kỳ thường chứa sắt, canxi, và các chất bổ sung dinh dưỡng như viên sắt hoặc canxi được bổ sung riêng lẻ, có thể gây táo bón.

Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi không điều độ của bà bầu cũng sẽ ảnh hưởng đến nhu động ruột thường xuyên và dễ gây táo bón.

Ít vận động: Một số bà bầu không thích vận động trong suốt thai kỳ và ít vận động hoặc nằm liệt giường trong thời gian dài. Lý do khác như đe dọa sẩy thai.

Yếu tố tâm lý: Một số bà bầu bị căng thẳng về tinh thần như lo lắng, căng thẳng khi mang thai, chất lượng giấc ngủ kém cũng là một trong những yếu tố khiến bà bầu đi làm dễ bị táo bón.

2. Khi mang thai bị táo bón nguy hiểm như thế nào?

Cùng với việc luôn cảm thấy mệt mỏi, áp lực với vấn đề đại tiện thì bệnh táo bón ở bà bầu còn gây ra rất nhiều những nguy hiểm khó lường khác. Có thể kể đến những vấn đề đáng quan tâm như sau:

Phụ nữ mang thai bị thiếu hụt chất dinh dưỡng. Khi gặp phải chứng táo bón khi mang thai, bà bầu thường có cảm giác đầy bụng, buồn nôn và thấy khó chịu do các chất thải và khí không được tống ra ngoài. Điều này gây nên tâm lý ngại ăn và ăn không ngon ở phụ nữ mang thai, việc ăn uống không điều độ như vậy sẽ khiến bà bầu bị thiếu hụt dinh dưỡng, đây cũng trở thành nguyên nhân có thể gây suy dinh dưỡng cho thai nhi.

Nguy cơ bị sảy thai cao. Việc bị táo bón khi mang thai, trong lúc đi vệ sinh các mẹ phải dùng sức rất nhiều để rặn với mục đích tống phân ra ngoài, điều này làm tăng nguy cơ sảy thai lên rất nhiều.

Gây nhiều bệnh khác. Táo bón lâu ngày chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ, ngoài ra còn có thể là viêm đại tràng, ung thư đại tràng.

Gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ và em bé. Khi bị táo bón, các chất độc như phenol, amoniac, indol…sẽ bị tích tụ lâu trong ruột, hấp thụ lại vào máu gây nhiễm độc mãn tính ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.

3. Phòng tránh và điều trị táo bón khi mang thai

Bà bầu táo bón không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân mà còn ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi. Chính vì vậy việc phòng tránh táo bón ở bà bầu là việc làm là vô cùng cần thiết. Dưới đây là một vài lời khuyên dành cho các mẹ bầu để phòng tránh và điều trị chứng táo bón trong thai kỳ của mình.

- Tăng cường ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ: Chế độ ăn giàu chất xơ sẽ giúp cho phụ nữ mang thai có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn và làm việc hiệu quả hơn: ngũ cốc nguyên hạt, ăn nhiều rau, trái cây,... để thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa.

- Cần hình thành thói quen bổ sung nước: Nước có tác dụng hiệu quả trong việc nhuận tràng và an toàn với mẹ bầu. Vậy nên lời khuyên cho mẹ bầu hãy tích cực uống nước và uống đủ nước mỗi ngày nhé. Mỗi mẹ bầu có thể uống tới 10-12 ly nước tương đương với 3 lít nước mỗi ngày. Nước có thể được bổ sung ở nhiều dạng khác nhau như ước lọc, nước canh, nước trái cây,….

Ngoài ra, uống đủ nước còn giúp cho mẹ bầu ngăn ngừa được chứng phù nề trong thai kỳ, cân bằng nhiệt độ cơ thể và giúp thai nhi hấp thụ dưỡng tốt tốt hơn.

- Cần tăng lượng thức ăn có chứa men vi sinh.

- Chú ý ăn ít thức ăn cay, giảm đồ uống có ga.

- Khuyến cáo thai phụ tránh ngồi, nằm, đứng lâu nếu không có chỉ định sản khoa, thường xuyên vận động vừa sức có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa và đại tiện.

- Rèn luyện thói quen đi đại tiện đúng giờ.

- Đảm bảo ngủ đủ giấc, duy trì tâm trạng vui vẻ, giảm lo lắng, căng thẳng.

- Nếu sau những điều chỉnh trên mà bà bầu vẫn bị táo bón, hãy đến bệnh viện kịp thời để giảm các triệu chứng táo bón khi mang thai càng sớm càng tốt.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ
Vitamin A và nguy cơ dị tật thai nhi
Ngộ độc Paracetamol và lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai
Ốm nghén nặng, mẹ bầu nên dùng gì?