Thai 12 tuần phát triển như thế nào? -Phòng khám 43 Nguyễn Khang

16:04 - 12/08/2021 Lượt xem: 1640 Tác giả: Thanh Nga

Khi thai nhi được 12 tuần tuổi là mẹ đã đi được 1/3 chặng đường. Những nguy hiểm ban đầu đe dọa thai nhi cũng dần qua đi. 

Vậy thai 12 tuần sẽ phát triển ra sao? trông như thế nào? con biết làm những gì…. Các mẹ hãy cùng phòng khám 43 Nguyễn Khang tìm hiểu về sự phát triển của thai nhi 12 tuần trong bài viết dưới đây:

1. Thai 12 tuần phát triển như thế nào?

Khi được 12 tuần tuổi, thai nhi có thể nặng gần 15 gram, dài khoảng 5,5 cm. Xương khớp trở nên cứng cáp và các bộ phận cơ thể đã hoàn thiện hơn. Đây là thời điểm em bé tiếp tục vận động tích cực trong bụng mẹ.

Những tế bào thần kinh và các khớp thần kinh phát triển một cách nhanh chóng trong não em bé.

Tim thai sẽ đập nhanh gấp đôi lần người mẹ và dễ dàng nhận ra khi nghe tim thai. Ngón tay, ngón chân đã tách rời và vân tay cũng xuất hiện lờ mờ.

Đáng chú ý nhất khi thai 12 tuần tuổi là các phản xạ. Ngón tay của em bé đã có thể co duỗi, các ngón chân cong lên, mắt khép chặt lại mặc dù miệng của bé đã có thể mút. Thực tế nếu thực hiện động tác gõ nhẹ vào bụng mẹ ta sẽ cảm nhận được cơ thể bé ngọ nguậy.

Các chi tiết về gương mặt thai nhi 12 tuần tuổi đã hoàn chỉnh hơn như hai mắt di chuyển lại gần nhau hơn và tai di chuyển về phía sau.

Cơ quan sinh dục hoàn thiện hơn và có thể xác định được trai hay gái nhưng vẫn chưa rõ ràng. Do đó khi em bé được 12 tuần đi siêu âm xác định giới tính chưa thể chính xác được hoàn toàn chính xác.

2. Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi thai 12 tuần

Ở tuần mang thai thứ 12 này có một tin vui rằng những triệu chứng ốm nghén sẽ dần dần biến mất khiến bạn thấy nhẹ nhõm hơn rất nhiều! Chắc hẳn rằng mẹ sẽ không hề muốn gặp lại cảm giác ốm nghén khiến bạn thấy vô cùng mệt mỏi thời gian vừa qua đúng không nào? May mắn rằng thời điểm này sự gia tăng của hormone thai kỳ đã dần ổn định nên triệu chứng ốm nghén giảm dần và biến mất. Tuy nhiên lại có một tin không vui lắm cho mẹ rằng hiện tượng đau đầu và hoa mắt, chóng mặt lại xuất hiện trong giai đoạn này.

Bản chất của hiện tượng đau đầu, chóng mặt ở tuần thai thứ 12 có nhiều nguyên nhân. Có thể là do sự thay đổi hormone, hạ đường huyết, mất nước, thiếu ngủ hay thậm chí cả stress cũng dễ khiến các mẹ bầu hoa mày chóng mặt. Trước hết mẹ hãy bình tĩnh xác định nguyên nhân, thư giãn bằng cách ngồi hoặc nằm nghỉ, ăn nhẹ hoặc uống chút nước, trà thảo mộc có lợi. Đừng nên tùy ý sử dụng thuốc mà hãy tìm đến sự tư vấn của bác sĩ nếu tình trạng này trầm trọng khiến bạn lo lắng nhé!

Ở tuần thai này bụng mẹ cũng dần to hơn - mẹ đã ra dáng một bà bầu rồi đó! Tử cung của mẹ tiếp tục phình to và bác sĩ sản khoa có thể cảm nhận được điểm cao nhất của tử cung nằm ngay trên xương mu. Mẹ có thể tăng cân khoảng 1 đến 2.5 kg, tuy nhiên điều này có thể khác nhau ở từng người. Bên cạnh đó chứng ợ nóng cũng có thể làm mẹ giảm cảm giác thèm ăn, điều này cũng thường thấy ở 8/10 phụ nữ mang thai.

3. Những điều mẹ cần lưu ý khi mang thai tuần 12

Mang thai tuần thứ 12 là mốc khám thai quan trọng đối với mẹ và bé. Ở lần khám này mẹ sẽ được bác sĩ siêu âm kiểm tra tình trạng thai nhi, giải đáp và tư vấn các vấn đề của mẹ, kèm theo đó mẹ sẽ làm các xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm Double test kèm với siêu âm đo độ mờ da gáy thai nhi: giúp sàng lọc nguy cơ bị dị tật bẩm sinh của thai. Đây là xét nghiệm quan trọng nhất ở tuần mang thai thứ 12 này mẹ đừng bỏ qua nhé. Các chuyên gia đã khuyến cáo không thực hiện kiểm tra độ mờ da gáy trước 11 tuần vì bào thai còn quá nhỏ; còn nếu thực hiện từ tuần 14 trở đi thì kết quả đo không có ý nghĩa nữa vì da gáy có thể trở về bình thường nhưng không có nghĩa thai nhi khỏe mạnh bình thường. Mốc mang thai 12 tuần là mốc lý tưởng để thực hiện xét nghiệm này.
  • Xét nghiệm sàng lọc không xâm lấn NIPT: xét nghiệm này sẽ phân tích các đoạn DNA nhỏ đang chuyển động trong máu của thai phụ. NIPT thường được sử dụng để tìm kiếm các rối loạn nhiễm sắc thể gây ra bởi sự thừa hoặc thiếu một bản sao của nhiễm sắc thể.
  • Xét nghiệm nước tiểu khi thai nhi 12 tuần tuổi nhằm phát hiện ra các biến chứng thường gặp trong thai kỳ như nhiễm trùng đường tiết niệu, nguy cơ tiền sản giật, các nguy cơ về thận hay thiếu hụt carbohydrate...

Mang thai là một điều tuyệt vời đối với hầu hết phụ nữ. Mẹ bầu cần theo dõi sự phát triển thai nhi qua các tuần tuổi để nhận biết những biểu hiện của cơ thể xem thế nào là bình thường và thế nào là bất thường để cùng với bác sĩ chuyên khoa có biện pháp can thiệp đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. 

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội . Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ
Vitamin A và nguy cơ dị tật thai nhi
Ngộ độc Paracetamol và lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai
Ốm nghén nặng, mẹ bầu nên dùng gì?