Thai nhi 40 tuần tuổi chưa có dấu hiệu sinh, những điều ba mẹ cần biết!

08:19 - 23/03/2020 Lượt xem: 4396

Theo thống kê chỉ có 5% phụ nữ sinh con đúng dự kiến sinh của bác sĩ và có rất nhiều chị em làm mẹ lần đầu đã phải chờ đợi quá ngày dự kiến sinh để đón em bé chào đời. có những trường hợp mang thai quá 40 tuần mà chưa có dấu […]

Theo thống kê chỉ có 5% phụ nữ sinh con đúng dự kiến sinh của bác sĩ và có rất nhiều chị em làm mẹ lần đầu đã phải chờ đợi quá ngày dự kiến sinh để đón em bé chào đời. có những trường hợp mang thai quá 40 tuần mà chưa có dấu hiệu sinh khiến các bà mẹ đứng ngồi không yên.

1. Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 40

Ở tuần thai thứ 40, bé dài 50 cm, tiếp tục lớn và có thể nặng đến 3,6kg. Bé đã lớn và không thể ở mãi trong bụng mẹ được. Vì sự an toàn của bé; bác sĩ có thể đề cập với mẹ về việc “kích sinh” nếu bé vẫn chưa muốn ra đời trong tuần tới.

Hầu hết các bác sĩ sẽ không để quá hai tuần từ ngày dự sinh của mẹ vì như thế sẽ đặt hai mẹ con vào nguy cơ biến chứng cao. Chỉ một số rất ít phụ nữ có thai kỳ dài hơn ba tuần từ ngày dự sinh. Những bé sinh ở 42 tuần trở đi thì da có thể bị khô và thường quá cân nặng chuẩn.

Thời gian chờ sinh lâu cũng gia tăng khả năng nhiễm trùng tử cung có thể gây nguy hiểm cho bé hoặc gây chết non. Ngoài ra, thai quá tuần dễ bị gia tăng tổn thương khi sinh thường và tăng gấp đôi khả năng bạn phải sinh mổ.

thai 40 tuần chưa có dấu hiệu sinh, những điều ba mẹ cần biết
   Sự phát triển của thai 40 tuần

2. Thay đổi của cơ thể mẹ khi thai được 40 tuần tuổi:

      • Tuần này bạn có thể bị sưng phù. Mắt cá chân và bàn chân sưng húp lên, đi bộ hay đứng lâu sẽ làm bạn khó chịu hơn.
      • Bạn có thể bị khó chịu ở vùng âm hộ vì bị sưng. Vùng khoang chậu thì có cảm giác nặng nề và tắc nghẽn. Do e bé có xu hướng trúc đầu xuống dưới chỉ chờ để ra ngoài.
      • Bạn có thể đi tiểu nhiều hơn so bình thường (vì bàng quang không còn nhiều chỗ trống) và đi đại tiện nhiều hơn do áp lực của em bé đè lên ruột dưới và đại tràng.
      • Bạn có thể thấy âm đạo tiết dịch nhầy kèm chút máu.

3. Những điều ba mẹ cần biết !

– Khám thai định kì:

Khám thai trong giai đoạn sắp chuyển dạ là việc rất cẩn thiết sẽ giúp các bác sĩ hiểu rõ hơn về tình trạng thể chất của người mẹ và sự phát triển của thai nhi từ đó có thể chuẩn bị tốt cho ngày sinh của bé. Nếu đã quá 40 tuần mà chưa có dấu hiệu sinh bạn cần đi khám thai nhiều hơn theo chỉ định của bác sĩ hoặc khi thấy có dấu hiện bất thường như thấy thai ít máy, vỡ ối..

  Khám thai định kì là việc làm cần thiết

– Tránh “vỡ ối sớm”:

Trong trường hợp bình thường, khi các cơn co thắt của bạn thực sự bắt đầu; nước ối sẽ vỡ ra do áp lực của cơn co thắt, nước ối sẽ chảy ra, và em bé cũng sẽ được sinh ra. Nếu trẻ chưa được sinh ra, màng ối bị vỡ sẽ tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn từ âm đạo xâm nhập vào tử cung; và bé cũng sẽ gặp nguy hiểm. Do đó, trong giai đoạn cuối của thai kỳ, bố mẹ phải tránh cuộc sống vợ chồng, không tạo áp lực cho tử cung; để ngăn chặn tình trạng “vỡ ối sớm”.

– Chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý:

Những tuần cuối là thời gian nhạy cảm khiến cơ thể mẹ thường mệt mỏi, chán ăn; nên giai đoạn này mẹ bầu cũng nên chú ý đến chế độ ăn như chia nhỏ bữa ăn; ăn đủ 4 nhóm dinh dưỡng ( đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chât), uống đủ nước; để đảm bảo dinh dưỡng cho con và sức khỏe cho mẹ để chuẩn bị cho cuộc sinh.

Ngoài ra mẹ bầu cũng cần chú ý đến chế độ tập luyện các bài thể dục, yoga nhẹ nhàng; giúp tăng cường sức khỏe và giúp cho việc sinh nở trở nên nhẹ nhàng hơn.

  Chế độ dinh dưỡng hợp lí chuẩn bị cho cuộc sinh

– Sẵn sàng cho ngày sinh nở:

Đến tuần thứ 40 của thai kỳ, mẹ cần chuẩn bị :

      • Chuẩn bị giấy tờ như sổ khám thai, thẻ bảo hiểm y tế, chứng minh nhân dân.
      • Chuẩn bị quần áo cho mẹ như quần áo mặc sau sinh, đồ lót, bỉm, dép và các vật dụng nhỏ nhặt cần thiết khác.
      • Chuẩn bị đồ cho bé như bình sữa, sữa cho bé, miếng lót, quần áo sơ sinh, chăn mền…

Mang thai 40 tuần, đã đến ngày sinh dự sinh, thông thường em bé sẽ chào đời trong tuần này; nhưng cũng có em bé sẽ chào đời sớm hơn hay muộn hơn từ 1 đến 2 tuần so với ngày dự sinh. Nếu đã quá 40 tuần mà bạn chưa có dấu hiệu sinh; thì bạn cần đến bệnh viện để được bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe của thai, kiểm tra cổ tử cung của mẹ để tiên lượng cuộc sinh.

Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh!

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực siêu âm chẩn đoán hình ảnh, giúp phát hiện sớm các dị tật  thai nhi, từ đó đưa ra những phương hướng và lời khuyên hữu ích nhất cho mẹ bầu. Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn, bạn hãy liên hệ với phòng khám qua Zalo: 0342.318.318 hoặc đặt lịch khám bác sĩ qua Website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN để được hỗ trợ.

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua