Ăn nhiều đồ ngọt có bị tiểu đường không

14:26 - 03/06/2022 Lượt xem: 540 Tác giả: Kim Ngân

Mặc dù ăn nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, nhưng có rất nhiều yếu tố khác cùng nhau tác động gây ra bệnh tiểu đường như chế độ ăn uống, lối sống và di truyền cũng ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh.

1. Ăn nhiều đồ ngọt có bị tiểu đường không

Đồ ngọt không phải là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 1

Tiểu đường tuýp 1 hoàn toàn không xảy ra khi bạn ăn nhiều đồ ngọt. Bởi lẽ, dạng bệnh này chỉ nảy sinh khi hệ thống miễn dịch của cơ thế tác động và gây phá hủy những tế bào beta của đảo tuỵ, đây là những tế bào đảm nhận nhiệm vụ tiết ra Insulin- Insulin là một hormon có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết, giúp đưa glucose vào bên trong tế bào. Do vậy ở những người có tiểu đường type I, cơ thể dần mất đi khả năng sản xuất Insulin dẫn tới lượng Glucose dần tăng cao. Nhìn chung, những thói quen trong chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày không gây ảnh hưởng đến dạng bệnh tiểu đường type I.

Ăn nhiều đồ ngọt dễ bị bệnh tiểu đường tuýp 2.

Với bệnh tiểu đường type 2, mặc dù đường không trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường type 2, nhưng bạn có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường nếu ăn nhiều đường và các thực phẩm có chứa nhiều đường. Vì vậy, nếu ăn quá nhiều đường làm bạn tăng cân là bạn đang tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Nhưng bệnh tiểu đường type 2 rất phức tạp và đường không phải là lý do duy nhất khiến bệnh này phát triển mà nó là sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau như lối sống, chế độ dinh dưỡng và luyện tập. Ngoài ra, đồ uống có đường như nước ngọt đóng chai có làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 và nhưng lại không làm tăng cân.

2. Đường được tìm thấy ở đâu trong chế độ ăn uống

Ăn nhiều đồ ngọt có bị tiểu đường không?

Đường tự nhiên được tìm thấy trong trái cây, rau củ quả (đường fructose) và các thực phẩm từ sữa (đường lactose). Trong khi đó, một loại đường khác được gọi là đường tinh luyện thường được thêm vào và tìm thấy nhiều trong các loại đồ ngọt (cả đồ ăn và thức uống) để làm tăng thêm hương vị và cảm giác ngon miệng. Đường tinh luyện được cho là có liên quan đến nhiều bệnh lý và tình trạng sức khỏe hơn đường tự nhiên.

Các loại đường thường được tìm thấy trong:

  • Đường được thêm vào đồ uống và các món ăn khi chế biến.
  • Đường trong các món bánh nướng.
  • Đường trong các loại nước sốt, đồ ăn chế biến sẵn.
  • Đường có trong các loại siro, mật ong.
  • Đường trong nước ép trái cây, sinh tố.
  • Đường trong nước ngọt có gas, nước tăng lực,…

3. Làm thế nào để cắt giảm lượng đường trong chế độ ăn uống

Ăn nhiều đồ ngọt có bị tiểu đường không

Các loại đồ ngọt, thức ăn giàu hàm lượng đường không phải là nguyên nhân chính khiến bạn mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, bất kì thực phẩm nào cũng cần được sử dụng một cách khoa học. Thực tế, việc ăn đồ ngọt quá nhiều không chỉ làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường mà còn liên quan đến một số vấn đề sức khỏe của tim mạch và răng miệng.

Hãy thay đổi một số thói quen để cắt giảm đồ ngọt. Để đảm bảo cơ thể vẫn được cung cấp đầy đủ dưỡng chất nhưng vẫn hạn chế được khả năng mắc bệnh tiểu đường, bạn nên lựa chọn các nguồn thực phẩm có chứa đường tự nhiên để thay thế cho đường tinh luyện.

Tăng cường trái cây và rau quả tươi: Bạn nên bổ sung trái cây và rau quả tươi hơn là uống nước ép trái cây hoặc sinh tố. Bởi vì nước ép trái cây nguyên chất cũng có chứa một hàm lượng đường nhất định từ trái cây, tuy nhiên lại bị loại bỏ đi lượng chất xơ cần thiết. Nếu bạn uống nước ép trái cây, chỉ nên uống một ly nhỏ khoảng 150ml/ngày.

Ăn vặt lành mạnh: Thay vì ăn vặt với socola, đồ ngọt, bánh ngọt hay bánh quy, hãy chọn các loại đồ ăn nhẹ lành mạnh hơn như sữa chua không đường, các loại hạt không ướp muối, trái cây. Hãy thử sữa chua không đường trộn với trái cây cắt nhỏ hoặc một ít các loại hạt.

Tự nấu ăn: Hãy thử giảm lượng đường bằng cách tự nấu ăn và thưởng thức món ăn do mình chế biến. Bằng cách này, bạn có thể kiểm soát được những gì mình ăn và đảm bảo lượng đường nạp vào cơ thể mỗi ngày không vượt quá nhu cầu cần thiết.

Hãy thử chất làm ngọt tự nhiên thay cho đường: Đây là một mẹo giúp bạn vẫn thỏa mãn cơn thèm ngọt mà không lo sợ việc tiêu thụ quá nhiều đường.

Hạn chế đồ uống có đường: Vấn đề “uống nước ngọt nhiều có bị tiểu đường không” vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Vì vậy, nếu bạn thèm nước ngọt có gas hay trà sữa, hãy tập thói quen uống thật nhiều nước lọc, uống nước ép trái cây không đường thay vì dùng các loại nước kém lành mạnh.

Đọc bảng thành phần dinh dưỡng in trên bao bì của các loại đồ ăn, thức uống mà bạn mua về: Bảng thành phần dinh dưỡng sẽ cho bạn biết loại đồ ngọt mà bạn chuẩn bị ăn chứa bao nhiêu đường và cung cấp bao nhiêu calo.

Mặc dù chúng ta không biết chính xác nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường nhưng việc chủ động kiểm soát và có một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ góp phần ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh và hạn chế biến chứng của căn bệnh nguy hiểm này.

Bạn hãy thường xuyên truy cập website www.san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé. Để đặt lịch khám tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang, tham gia các lớp học tiền sản tại phòng khám bạn có thể đặt lịch TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342 318 318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua