Bệnh lý suy giáp trong thai kỳ – Mẹ bầu cần biết

02:02 - 15/05/2020 Lượt xem: 223

Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng, điều tiết quá trình chuyển hóa của cơ thể. Khi mang thai, tuyến giáp tăng sự quy nạp iodine để bảo đảm mức độ bình thường của sản xuất hormon tuyến giáp. Vì vậy ở những vùng lượng iodine trong thức ăn hằng ngày không đủ, tuyến […]

Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng, điều tiết quá trình chuyển hóa của cơ thể. Khi mang thai, tuyến giáp tăng sự quy nạp iodine để bảo đảm mức độ bình thường của sản xuất hormon tuyến giáp. Vì vậy ở những vùng lượng iodine trong thức ăn hằng ngày không đủ, tuyến giáp có thể to lên trong khi có thai. Có khoảng 1% phụ nữ mang thai bị suy giáp. Vậy suy giáp là gì ? nguyên nhân và biểu hiện như thế nào ? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang nhé!

1. Suy giáp là gì ?

Suy tuyến giáp là tình trạng giảm nồng độ hooc môn tuyến giáp trong máu sẽ gây ra bệnh suy giáp, khi đó, chức năng của tuyến giáp sẽ bị rối loạn không phóng thích ra đủ hormon tuyến giáp.

Suy tuyến giáp khi mang thai có thể do rất nhiều nguyên nhân mà phổ biến nhất là do bệnh Hashimoto – bệnh viêm tuyến giáp mãn tính có tính chất tự miễn. Bên cạnh đó, việc cắt tuyến giáp, xạ trị, dùng thuốc, bệnh tuyến yên, bướu cổ, thiếu I ốt, có tiền sử gia đình nhiều người bị bệnh tuyến giáp, người đã bị viêm tuyến giáp hoặc suy giáp trong lần có thai trước… đều nằm trong nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh suy giáp.

suy giáp thai kỳ

2. Triệu chứng của suy giáp

      • Mệt mỏi, giảm khả năng gắng sức, có khi tăng cân.
      • Sợ lạnh, da khô và thô, da tái lạnh; tóc dễ rụng gãy, rụng lông mày, lông nách, lông mu thưa.
      • Phù niêm mạc toàn thể, da mỡ (trông láng bóng), thâm nhiễm các cơ quan như mi mắt (nặng mí mắt), lưỡi (lưỡi to dày), thanh quản (nói khàn, khó thở), cơ (gây giả phì đại cơ).
      • Dễ táo bón.
      • Nhịp tim chậm, tim to, tràn dịch màng tim; nếu suy giáp nặng có thể suy tim (nhất là khi có thiếu máu đi kèm).
      • Suy nghĩ và vận động chậm chạp, nói chậm, trí nhớ giảm.

3. Ảnh hưởng của suy giáp đối với mẹ và thai nhi

Nguy cơ suy giáp đối thai kỳ đối với mẹ:

      • Thiếu máu (Hồng cầu giảm)
      • Bệnh lý về cơ (đau cơ, yếu cơ)
      • Suy tim sung huyết
      • Tiền sản giật
      • Bất thường về nhau thai
      • Chảy máu sau sinh.
Mẹ bị suy giáp có nguy cơ cao bị tiền sản giật

Những biến chứng này hầu hết xảy ra ở những thai phụ suy giáp nặng. Hầu hết suy giáp nhẹ sẽ không có triệu chứng hoặc các triệu chứng là do việc mang thai.

Nguy cơ suy giáp thai kỳ đối với em bé:

      • Suy giáp bẩm sinh (không có chức năng tuyến giáp) có thể bất thường nghiêm trọng về nhận thức và sự phát triển của hệ thần kinh.
      • Trẻ nhẹ cân
      • Tỷ lệ sảy thai tăng gấp đôi
      • Tỷ lệ chết chu sinh xấp xỉ 20%
      • Các dị tật bẩm sinh tăng 20%.

4. Điều trị suy giáp thai kỳ

Điều trị suy giáp ở phụ nữ mang thai giống người không mang thai bị suy giáp, đó là dùng hooc môn tuyến giáp tổng hợp để thay thế.

Thường sẽ phải tăng liều hooc môn lên 25-50% khi mang thai, thỉnh thoảng có trường hợp phải tăng liều gấp đôi. Phụ nữ nên điều chỉnh liều levothyroxine tối ưu trước khi mang thai và kiểm tra TSH ngay khi có thai để bác sỹ điều chỉnh TSH về mức bình thường. Chức năng tuyến giáp được kiểm tra mỗi 6-8 tuần trong suốt quá trình mang thai để chắc chắn chức năng tuyến giáp bình thường. Nếu thay đổi liều levothyroxine thì cần kiểm tra chức năng tuyến giáp sau 4 tuần. Sau sinh càng sớm càng tốt, liều levothyroxine được đưa về giống như trước khi mang thai.

Suy giáp thai kỳ nặng không được điều trị có thể dẫn đến giảm sự phát triển não trẻ. Vì vậy việc sàng lọc các bệnh lý tuyến giáp trước khi mang thai hoặc khi có thai càng sớm càng tốt, đặc biệt ở những phụ nữ có nguy cơ cao mắc bệnh lý tuyến giáp (trước đó điều trị cường giáp, tiền sử gia đình mắc bệnh lý tuyến giáp, bướu cổ). Phụ nữ bị suy giáp cần được điều trị để TSH và FT4 bình thường.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang với hệ thống máy siêu âm hiện đại cùng đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm. Đến với phòng khám các sản phụ sẽ được siêu âm sàng lọc các bệnh lý về tuyến giáp. Việc phát hiện sớm các bệnh lý tuyến giáp sẽ hỗ trợ cho công tác điều trị tốt hơn từ đó giảm được các biến chứng lên mẹ và thai nhi.

Để đặt lịch khám truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua