Bệnh thận và thai nghén

15:47 - 23/04/2022 Lượt xem: 330 Tác giả: Thanh Nga

Phụ nữ đã mắc bệnh thận cần cân nhắc thận trọng trước khi mang thai bởi bệnh thận trong thai nghén có thể tiến triển nặng hơn và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ. Ở phụ nữ có thai, một nồng độ Creatinine máu trên 80 μmol trên lít và nồng độ Urê máu trên 5 mmol trên lít là có thể biểu hiện một suy giảm chức năng thận trong thai kỳ

Mức độ suy thận vào thời điểm mang thai và tăng huyết áp là 2 yếu tố tiên lượng chính cho thai kỳ. Vì vậy, việc theo dõi và điều trị tích cực tăng huyết áp nếu có là một việc rất quan trọng trong suốt quá trình thai nghén.

1. Những thay đổi của hệ tiết niệu khi mang thai

  • Kích thước thận tăng lên trong thai kỳ: chiều dài của thận tăng lên khoảng 1cm so với trước lúc có thai. Kích thước của thận sẽ trở về bình thường sau khi sinh;
  • Giãn đài bể thận và niệu quản: vì tình trạng ứ nước do tắc nghẽn đường bài niệu. Sự ứ nước này thường nhẹ và được gọi là giãn đài bể thận - niệu quản “sinh lý “ trong thai kỳ. Sự ứ đọng nước tiểu tạo điều kiện thuận lợi gây ra nhiễm trùng niệu và có thể tiến triển thành viêm đài bể thận nặng;
  • Lưu lượng máu qua thận và lưu lượng lọc cầu thận ở phụ nữ có thai tăng lên khoảng 40% so với bình thường. Các lưu lượng này tăng lên khá sớm, ngay từ những tháng đầu tiên của thai kỳ. Việc tăng lưu lượng lọc cầu thận này sẽ làm tăng thải các chất cặn bã. Nồng độ Creatinine máu giảm khoảng từ 35 đến 44% so với giá trị bình thường. Giảm nồng độ albumin máu, giảm ure máu và giảm áp lực thẩm thấu của huyết tương;
  • Lượng nước tăng khoảng 6-9 lít, trong đó chủ yếu là nước ở khoang ngoài tế bào, khoảng 4-6 lít. Khi mang thai thể tích huyết tương tăng lên gần như gấp đôi và phù là hiện tượng bình thường.

2. Các bệnh hệ tiết niệu thường xảy ra trong thai kỳ

2.1. Nhiễm độc thai nghén - Tiền sản giật

Thường xảy ra ở sản phụ trên 35 tuổi và mang thai con so và vào 3 tháng cuối của thai kỳ. Triệu chứng lâm sàng bao gồm: tăng huyết áp, Proteine niệu và phù.

Bệnh sinh của nhiễm độc thai nghén vẫn chưa được biết rõ ràng, nhưng hầu hết các tác giả đều nhất trí rằng có nhiều yếu tố phối hợp.

Yếu tố di truyền: tỷ lệ tiền sản giật xảy ra nhiều hơn ở những người cùng huyết thống khi so sánh với những người không cùng huyết thống.

Yếu tố miễn dịch: thai nghén được xem như là 1 quá trình dung nạp miễn dịch, trong đó thai nhi được cấu thành bởi 50% các tế bào lạ từ người bố.

Yếu tố thể dịch: nồng độ Aldosterone và Renine huyết tương của thai phụ bệnh lý thấp hơn thai phụ bình thường, tăng nhạy cảm khi truyền Angiotensine tĩnh mạch.

Yếu tố mạch máu: giảm tưới máu bánh nhau, giảm trên 50% đường kính của các động mạch xoắn ở những sản phụ bị tiền sản giật.

Tổn thương mô học của thận: chủ yếu xảy ra ở cầu thận, biểu hiện một tình trạng Viêm nội mạc mao mạch cầu thận. Các cầu thận lớn ra và phù nề, với sự xâm lấn của các tế bào màng mao mạch và các tế bào nội mô. Lắng đọng chất Hyalin dạng sợi dưới nội mạc. Tuy nhiên, nhuộm miễn dịch huỳnh quang không thấy lắng đọng phức hợp miễn dịch. Tổn thương mô học thận này biến mất sau khi sinh vài tuần đến 1 tháng.

2.2. Nhiễm trùng đường tiểu trong thai kỳ

Phụ nữ mang thai thường bị nhiễm trùng niệu không triệu chứng, một số trường hợp có thể biểu hiện bởi một tình trạng viêm bàng quang hoặc nặng hơn nữa là viêm đài bể thận. Viêm bàng quang nhẹ thường bị bỏ sót vì những triệu chứng kích thích bàng quang cũng được thấy khi tử cung lớn gây kích thích bàng quang. Viêm đài bể thận thường được chẩn đoán nhờ các triệu chứng sốt cao, hội chứng nhiễm trùng rõ, đau thắt lưng, tiểu đục,... triệu chứng thận lớn thường khó phát hiện trên lâm sàng vì sự hiện diện của tử cung lớn.

Các sản phụ nên được xét nghiệm nước tiểu trong quá trình mang thai để tránh bỏ sót một nhiễm trùng niệu không triệu chứng, tốt nhất là cấy nước tiểu.

xét nghiệm nước tiểu để phát hiện bệnh thận khi mang thai

2.3. Suy thận cấp trong thai kỳ

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, suy thận cấp thường liên quan đến tình trạng nghén gây nôn mửa nhiều.

Ở giai đoạn sau có rất nhiều nguyên nhân đưa đến suy thận cấp như:

Bệnh lý tan huyết vi mạch + giảm tiểu cầu.

Suy thận cấp phối hợp với gan nhiễm mỡ cấp trong thai kỳ: Hội chứng HELLP (Hemolysis Elevated Liver enzymes Low Platelets) biểu hiện bởi giảm tiểu cầu, tan huyết vi mạch máu, tăng men LDH và Transaminase.

Hoại tử ống thận cấp hoặc nặng hơn là hoại tử vỏ thận.

Suy thận cấp sau sinh: thường xảy ra ngay sau sinh cho đến 3 đến 6 tuần sau đó.

Điển hình và hay gặp nhất của suy thận cấp trong thai kỳ là hoại tử ống thận cấp do thiếu máu thận hoặc do nhiễm độc, thường là biến chứng cuả một bong bánh nhau, tụ máu lớn sau bánh nhau, thai chết lưu hoặc tắc mạch do nước ối. Khi sự tổn thương của các tế bào ống thận không hồi phục được thì sẽ đưa đến hoại tử vỏ thận, được đặc trưng bởi 1 tình trạng xơ hoá vỏ thận lan toả không phục hồi, đây là một bệnh cảnh rất nặng nề trong thai kỳ.

3. Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ bệnh thận khi mang thai

  • Lượng nước đưa vào cơ thể phụ thuộc vào mức độ đào thải của thận (tùy giai đoạn tiến triển của bệnh), thường từ 1,5-2 lít mỗi ngày (gồm nước lọc, sữa, nước canh, súp, từ trái cây...);
  • Phụ nữ mang thai có bệnh thận nên ăn nhạt ở mức có thể, giảm các loại gia vị khi nêm nếm;
  • Các thực phẩm giàu đạm như thịt nạc, cá, tôm, trứng, sữa, đậu hũ... nên ăn ở mức độ vừa phải theo lời khuyên của bác sĩ;
  • Cá biển nên luộc rồi bỏ nước luộc cho bớt muối;
  • Nên ăn nhiều loại rau của quả và không uống nhiều nước luộc rau;
  • Hạn chế ăn thức ăn nhiều muối như dưa muối, cà muối, mắm, cá khô, xúc xích, thịt xông khói, đồ hộp, chả lụa,....

Phụ nữ mang thai khi đang mắc bệnh thận cần được kiểm tra sức khỏe thai kỳ cẩn thận, đề phòng những biến chứng nguy hiểm mà bệnh thận có thể gây ra cho thai nhi. Các bệnh nhân bị bệnh thận có thể mang thai và sinh con bình thường nếu chưa có suy thận và phải được kiểm soát huyết áp kỹ. Đối với những người bị suy thận thì nguy cơ của thai kỳ càng lớn nếu suy thận càng nặng. Đối với các bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối, chỉ nên mang thai sau khi đã ghép thận và phải được đặt dưới sự theo dõi sát của các nhà thận học và sản khoa.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ
Vitamin A và nguy cơ dị tật thai nhi
Ngộ độc Paracetamol và lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai
Ốm nghén nặng, mẹ bầu nên dùng gì?