Bệnh tim mạch – Các tai biến nguy hiểm mẹ bầu cần biết

09:02 - 22/02/2020 Lượt xem: 206

Những phụ nữ mắc bệnh tim có thể gặp rất nhiều tai biến nguy hiểm trong quá trình chửa đẻ, nếu không được xử trí kịp thời sẽ đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi. 1. Triệu chứng lâm sàng Những thay đổi của hệ tim mạch khi mang thai sẽ […]

Những phụ nữ mắc bệnh tim có thể gặp rất nhiều tai biến nguy hiểm trong quá trình chửa đẻ, nếu không được xử trí kịp thời sẽ đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi.

1. Triệu chứng lâm sàng

Những thay đổi của hệ tim mạch khi mang thai sẽ gây các triệu chứng như mệt mỏi, khó thở, tim đập nhanh, phù chân…nhất là từ tháng thứ 5 trở đi. Đây có thể chỉ là những triệu chứng bình thường; nhưng cũng có thể là triệu chứng nặng lên của bệnh tim; ở những mẹ bầu mắc bệnh tim bẩm sinh hoặc những người khởi phát bệnh tim khi mang thai.

Bệnh tim trong thai kỳ gây đe dọa sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi. Mặc dù không có tiền sử mắc các bệnh tim mạch nhưng sản phụ không nên chủ quan; nhất là khi thường xuyên có các triệu chứng như:

bệnh tim - các tai biến nguy hiểm mẹ bầu cần biết
                 Triệu chứng ho ra máu trong bệnh lý tim mạch
    • Ho ra máu, cảm giác tức ngực, mệt ngực, ngất khi gắng sức do tim bị chèn ép, thay đổi trục.
    • Khó thở, khó thở khi nằm, có thể xuất hiện từ tháng thứ 5 của thai kỳ và nặng dần lên theo tuổi thai.
    • Ngón tay dùi trống, khum mặt kính đồng hồ, tím tái
    • Đau ở bắp chân, chân bị viêm tắc sưng to, đau tăng lên khi sờ vào tĩnh mạch đùi, đây là các dấu hiệu của viêm tắc tĩnh mạch chi dưới.

Vì vậy khi có các triệu chứng trên; mẹ bầu cần đi khám chuyên khoa tim mạch để phát hiện sớm các nguy cơ; tránh ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.

2. Các tai biến tim sản

Theo Demlin, trong số từ 1,5 đến 3,7% thai phụ có bệnh tim thì 1,7 % có các biến chứng. Các biến chứng thường xảy ra ở thai phụ quá 30 tuổi; bởi vậy nhiều người cho rằng; bệnh tim chỉ nên có sinh đẻ từ khoảng 22 đến 30 tuổi vì sau tuổi này dễ bị thấp tim; còn nếu mang thai và sinh đẻ trước 22 tuổi dễ bị biến chứng tim sản.

 

Các tai biến thường gặp:

– Phù phổi cấp:

Tuy không gặp nhiều bằng các loại suy tim khác (phù phổi cấp 35%, suy tim 60%) nhưng nặng nhất (tỉ lệ tử vọng do phù phổi cấp là 68%, suy tim 46%).

    • Diễn biến thường nhanh chóng, tử vong xảy ra trong vài giờ, có khi chỉ trong vài phút.
    • Xuất hiện thường đột ngột; bệnh nhân khó thở nhiều và khạc ra đờm lẫn máu; hai đáy phổi xuất hiện nhiều ran ẩm dâng lên nhanh chóng.
    • Phù phổi cấp hay gặp ở những bệnh nhân hẹp van hai lá, nhất là loại hẹp khít, có thể gặp ở bất kỳ thời gian nào của chửa và đẻ, thường gặp nhất vào tháng thứ 5 của thai kỳ. Sau khi đẻ cũng không hết ngay nguy cơ phù phổi cấp.
    • Phù phổi cấp thường dẫn đến tử cung nếu không được xử lý kịp thời và kiên quyết. Nếu khỏi cũng vẫn hay tái phát lại và thường sẽ nặng hơn những lần trước.
    • Cũng có nhiều trường hợp chỉ phù phổi bán cấp, bệnh nhân chỉ khó thở nhiều, ho sặc sụa,không khạc ra bọt hồng, rồi dần dần dịu đi.

Ở nước ta, phù phổi cấp thường gặp và rất nặng, đòi hỏi phải biết phát hiện thật sớm, xử trí sớm và kiên quyết.

– Suy tim:

Là biểu hiện thông thường nhất của bệnh tim sản.

    • Có thể là suy tim cấp: Bệnh nhân khó thở đột ngột gan to nhanh, X quang thấy tim to nhanh. Thường xảy ra khi lưu lượng tim tăng nhanh (tháng thứ 3) hoặc nhiều (tháng thứ 7, lúc chuyển dạ). Thường xảy ra cho những trường hợp tim trước vẫn bù được nay đột ngột mất bù. Điều trị thường tốt.
    • Có thể là suy tim kinh diễn toàn bộ: Bệnh nhân trước kia thường đã có suy tim, đã sinh đẻ nhiều lần, tuổi thường nhiều. Với những loại này, chữa suy tim thường ít kết quả và thường phải và thường phải can thiệp sớm để hủy thai.

– Tắc mạch phổi:

Bệnh nhân đột ngột đau dữ dội ở vùng ngực, khó thở nhiều, sau đó khạc ra máu, hôm sau có thể có sốt và X quang có thể phát hiện đám ở phổi.

Thường xảy ra trên bệnh nhân hẹp van 2 lá, suy tim lâu ngày; hoặc tim sản sau khi sổ rau. Có những loại tối cấp, hết đột ngột. Còn những loại khác có thể đỡ dần hoặc suy tim phải do tăng ở tim phải.

– Các tai biến khác:

Ngoài các tai biến trên còn có thể gặp: Huyết khối trong tim, viêm nội tâm mạc bán cấp, tắc mạch các nơi…

Trên đây là những tai biến thường gặp. Nhưng trên mỗi bệnh tim lại có một số đặc điểm mà ta cần biết để ngăn ngừa.

Khi người mẹ mắc bệnh tim dù nặng hay nhẹ đều ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi; đe dọa trực tiếp đến tính mạng như các bệnh hẹp, hở van hai lá, suy tim… Chính vì vậy, trong quá trình mang thai; người mẹ phải được theo dõi sức khỏe chặt chẽ, có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi; đặc biệt tâm trạng luôn luôn thoải mái. Nếu có những biến đổi khác thường phải đến ngay các cơ sở y tế để được xử trí kịp thời, tránh những tai biến đáng tiếc xảy ra.

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua