Bệnh trĩ – Nỗi ám ảnh của mẹ bầu

09:27 - 10/08/2020 Lượt xem: 253

Bạn đã biết có đến 20-50% phụ nữ trải nghiệm bệnh trĩ khi mang thai ở mức độ nặng hay nhẹ. Trĩ là một bệnh khá thường gặp khi mang thai, tuy nhiên mẹ bầu rất ngại chia sẻ về chứng bệnh “khó nói” này, nhưng nó thật sự là nỗi ám ảnh âm thầm […]

Bạn đã biết có đến 20-50% phụ nữ trải nghiệm bệnh trĩ khi mang thai ở mức độ nặng hay nhẹ. Trĩ là một bệnh khá thường gặp khi mang thai, tuy nhiên mẹ bầu rất ngại chia sẻ về chứng bệnh “khó nói” này, nhưng nó thật sự là nỗi ám ảnh âm thầm nhưng dai dẳng của không ít mẹ bầu.

1. Bệnh trĩ là bệnh gì ?

Trĩ là tình trạng sưng tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng. Bệnh này thường gặp trong thai kỳ; đặc biệt là khi mang thai 3 tháng cuối, khi tử cung mở rộng và gây áp lực lên tĩnh mạch.

Bị trĩ khi mang thai có thể gây ngứa, đau; hoặc chảy máu trong hoặc sau khi đi tiêu, gây nhiều khó chịu cho thai phụ. Tuy nhiên, bị trĩ khi mang thai không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi như nhiều mẹ bầu lo lắng. Trong quá trình chuyển dạ, có thể lực đẩy sẽ tác động và làm tình trạng bệnh trĩ nặng hơn; tuy nhiên, tình trạng này thường biến mất sau khi sinh.

Một số phụ nữ bị bệnh trĩ khi mang thai lần đầu tiên. Nếu đã từng mắc bệnh trĩ trước đó; có nhiều khả năng thai phụ sẽ bị lại hoặc bị nặng hơn khi mang thai.

2. Dấu hiệu nhận biết bị bệnh trĩ khi mang thai

bệnh trĩ mẹ bầu
Táo bón trong thời gian dài là tiền đề gây ra căn bệnh trĩ

Theo các bác sĩ chuyên khoa, phụ nữ mang thai thường dễ mắc phải trĩ ngoại nhiều hơn trĩ nội. Trĩ nội là tình trạng các búi trĩ nằm trong ống hậu môn; lâu ngày sẽ sa ra ngoài và không thể thụt vào trong. Còn trĩ ngoại là hiện tượng các búi trĩ nằm bên rìa hậu môn, có thể thấy được khi thành hình. Các biểu hiện sớm của bệnh cũng tương tự như ở người bệnh thông thường. Cụ thể:

      • Táo bón lâu ngày, thường có cảm giác đau, khó chịu mỗi khi đi ngoài nhất là khi bị táo bón.
      • Chảy máu, có máu dính trên phân hoặc trên giấy vệ sinh; đây là triệu chứng sớm và thường gặp nhất ở các bệnh nhân mắc trĩ.
      • Sau một thời gian búi trĩ hình thành và phát triển, mẹ bầu sẽ gặp phải tình trạng đại tiện ra máu, có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn. Khối nhỏ này được gọi là búi trĩ, kích thước của búi trĩ thường khác nhau ở mỗi người, mỗi giai đoạn. Càng về sau, búi trĩ càng sa ra ngoài hậu môn thậm chí nằm bên ngoài mà không thể tự co lại.
      • Xuất hiện tình trạng xuất tiết, có dịch tiết gây ẩm ướt, ngứa ngáy, khó chịu ở hậu môn.
      • Có thể thường xuyên cảm giác đau do tắc mạch, nứt hậu môn, lâu ngày còn gây ra hoại tử.

3. Nguyên nhân dẫn dến bệnh trĩ ở mẹ bầu

Mang thai dễ khiến bà bầu bị trĩ, giãn tĩnh mạch ở chân và đôi khi ngay cả trong âm hộ bởi:

  • Tử cung lúc này phát triển gây áp lực lên các tĩnh mạch vùng chậu và tĩnh mạch chủ dưới. Điều này có thể làm chậm sự tuần hoàn máu từ nửa dưới cơ thể; tăng áp lực lên các tĩnh mạch dưới tử cung và làm tử cung sưng lên.
  • Táo bón, một trong những chứng phổ biến khi mang thai; cũng là “thủ phạm” gây ra hoặc góp phần làm bệnh trĩ thêm trầm trọng. Đó là do sự căng cơ dẫn đến bệnh trĩ và phụ nữ thường có xu hướng căng cơ khi phải gắng sức rặn để đi vệ sinh.
  • Ngoài ra, sự gia tăng nồng độ nội tiết tố progesterone trong thời gian mang thai khiến các thành tĩnh mạch dễ bị sưng. Progesterone làm chậm nhu động ruột và khiến bạn dễ bị táo bón.

4. Bệnh trĩ có ảnh hưởng đến mang thai như thế nào ?

Là cơ quan nằm liền kề với bộ phận sinh dục nhưng các bác sĩ cũng đã khẳng định bệnh này không tác động đến khả năng thụ thai và sinh con tự nhiên ở phụ nữ. Bệnh trĩ đơn giản được hiểu là bệnh xảy ra ở khu vực hậu môn, trực tràng. Tuy nhiên, mang thai bị mắc bệnh trĩ cũng không phải là tốt.

Bài viết liên quan

Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua