Bí quyết giảm đau xương mu 3 tháng cuối thai kỳ

08:46 - 08/09/2020 Lượt xem: 3166

Đau xương mu khi mang thai tháng cuối thường có biểu hiện điển hình là đau âm ỉ, đau lan từ xương chậu đến đùi, bẹn, hai bên háng…Cơn đau có xu hướng gia tăng khi mẹ bầu đi lại, leo cầu thang hay khi xoay người lúc ngủ. Cơn đau cũng tăng dần vào […]

Đau xương mu khi mang thai tháng cuối thường có biểu hiện điển hình là đau âm ỉ, đau lan từ xương chậu đến đùi, bẹn, hai bên háng…Cơn đau có xu hướng gia tăng khi mẹ bầu đi lại, leo cầu thang hay khi xoay người lúc ngủ. Cơn đau cũng tăng dần vào ban đêm nên khiến nhiều bà mẹ vô cùng khó chịu và mệt mỏi. Để khắc phục tình trạng này các mẹ bầu hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

1. Đau xương mu khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm không?

Ở một mức độ nhất định, các cơn đau vùng xương mu không gây nguy hiểm cho mẹ bầu mà chỉ khiến chị em có cảm giác khó chịu và mệt mỏi, khó khăn trong việc di chuyển và sinh hoạt thường ngày. Đau xương mu là một triệu chứng bình thường mà chắc hẳn mẹ bầu nào cũng sẽ gặp một đến vài lần trong đời nên không cần quá lo lắng nhé! Nhưng đối những mẹ bầu bị thoái hóa khớp và thoát vị đĩa đệm vùng chậu thì cơn đau sẽ khiến cho mẹ mệt mỏi rất nhiều nên tốt nhất mẹ nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn về vấn đề này.

Một điều các mẹ cần lưu ý là khi cơn đau không còn dừng lại ở việc đau nhức âm ỉ mà chuyển hẳn thành các cơn co thắt mạnh vùng tử cung kèm theo dịch nhờn âm đạo vào trước tuần 37 thì mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ vì có thể đây là dấu hiệu của nguy cơ sinh non. Còn nếu các cơn đau này xuất hiện từ tuần 37 trở đi thì có thể bé yêu của mẹ đã muốn chào đời rồi đấy.

giảm đau xương mu

2. Cách giảm đau xương mu khi mang thai

Một số biện pháp giúp mẹ bầu giảm đau xương mu:

      • Khi bị đau, mẹ nên dừng công việc lại và nằm nghỉ tại chỗ, tới khi hết đau mới tiếp tục làm việc
      • Nếu đau quá, mẹ có thể sử dụng biện pháp chườm nóng
      • Massage vùng eo, lưng, hai bên hông để giảm đau.
      • Tập thể dục thường xuyên

Để vùng xương chậu, xương mu luôn khỏe khoắn, dẻo dai, linh hoạt và chịu được áp lực lớn, hàng ngày mẹ nên tập thể dục đều đặn. Bộ môn thể dục đơn giản nhất là đi bộ khoảng 30 – 60 phút vào buổi tối, sau bữa ăn tối khoảng 1 – 2 tiếng. Hoặc mẹ có thể tham gia một khóa bơi lội hay đăng kí một lớp yoga cho bà bầu.

      • Sử dụng đai
Đai hỗ trợ giúp giảm áp lực từ trọng lượng của thai nhi lên khung xương chậu từ đó giúp giảm đau xương mu

Một cách khá hiệu quả khác là đeo đai bụng bầu. Khi đeo đai, áp lực của vùng bụng lên xương chậu, xương mu sẽ bị giảm; từ đó hạn chế các cơn đau. Nhưng mẹ không nên quá lệ thuộc vào nó. Đeo đai bụng bầu trong thời gian dài có thể khiến các cơ, xương vùng lưng, hông, bụng trở lên thụ động và gây ra cho mẹ vấn đề trương lực sau sinh.

Một vấn đề quan trọng nữa là mẹ cần tập đúng các tư thế đi, đứng, ngồi, nằm khi mang thai. Điều này nghe chừng có vẻ đơn giản nhưng có rất nhiều mẹ bầu làm sai tư thế:

      • Tư thế đi:

Mẹ chỉ nên dùng những loại giày dép đế bằng thấp, độ ma sát tốt; tuyệt đối không đi giày cao gót, sandal. Khi đi lại, mẹ hãy giữ lưng thẳng, đầu hơi ngẩng lên; gót chân chạm đất trước, bước từng bước chậm, chắc chắn.

      • Tư thế đứng:

Khi đứng, mẹ bầu nên thả lỏng vai, hai chân thẳng song song và mở nhỏ hơn vai. Mẹ không nên đứng quá lâu vì sẽ khiến tình trạng đau trầm trọng hơn. Nếu công việc đòi hỏi mẹ phải đứng thì hãy tập cách đứng dồn trọng tâm lên một chân; khi mỏi thì đổi sang chân còn lại. Ngoài ra, mẹ nên để một chiếc ghế bên cạnh để thỉnh thoảng ngồi xuống nghỉ ngơi.

      • Tư thế ngồi:

Mẹ nên ngồi sâu vào trong ghế, lưng tựa thẳng vào lưng, và kê thêm gối dựa lưng. Mẹ nhớ là không ngồi bắt chéo chân, ngồi xổm nhé. Mẹ cũng không nên ngồi quá lâu; hãy đứng lên vận động nhẹ nhàng sau mỗi một tiếng ngồi liên tục.

      • Tư thế nằm:

Khi bước sang giai đoạn 3 tháng giữa, mẹ nên nằm nghiêng sang bên trái để không đè lên mạch máu chính nuôi thai nhi. Để đỡ mỏi lưng, hông, mẹ nên kê thêm ghế sau lưng; dưới bụng và giữa hai chân nhé.

Đau xương mu sẽ tự động khỏi sau khi mẹ sinh xong nên mẹ bầu không cần quá lo lắng mà gây ảnh hưởng đến thai nhi nhé.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang là một trong những phòng khám sản phụ khoa lớn và uy tín tại quận Cầu Giấy  – Hà Nội. Với hệ thống tòa nhà 7 tầng khang trang, hệ thống máy siêu âm – xét nghiệm hiện đại; cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn giàu kinh nghiệm lĩnh vực sản phụ khoa; hỗ trợ tư vấn, điều trị vô sinh hiếm muộn.

Để đặt lịch khám vui lòng truy cập: dksan43nguyenkhang.vn

Hoặc liên hệ qua zalo: 0342.318.318, fanpage để được hỗ trợ.

 

Bài viết liên quan

Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua