Bổ sung DHA giúp con thông minh ngay từ trong bụng mẹ

09:16 - 31/12/2019 Lượt xem: 509

DHA rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé;hỗ trợ trong quá trình phát triển trí não của thai nhi và thị lực của trẻ . Tuy nhiên, bổ sung DHA như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất. Hãy cùng phòng khám 43 Nguyễn Khang tìm câu trả lời qua bài viết sau nhé!

1.DHA là gì ?

DHA (Docosahexaenoic Acid) là một axit béo không no thuộc nhóm Omega-3. Đây là một dưỡng chất thiết yếu cho sự hình thành não bộ và mắt của trẻ ngay từ trong bụng mẹ cho đến hai năm đầu đời.

Sự hình thành và phát triển của não bộ thai nhi bắt đầu ngay từ những tuần đầu tiên ở trong bụng mẹ. Từ tuần 13 đến tuần 24, bé đã hình thành thị giác và thính giác, có thể cảm nhận được ánh sáng bên ngoài, nghe giọng nói của mẹ và bắt đầu tiếp nhận thông tin. DHA có nồng độ cao trong tổ chức thần kinh như võng mạc mắt, tổ chức não. Vậy nên, nếu thiếu hụt DHA sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan này.

2. Lợi ích của việc bổ sung DHA cho mẹ bầu.

Giúp phát triển trí não ở trẻ

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những đứa trẻ được sinh ra từ các bà mẹ có bổ sung đầy đủ DHA bằng thực phẩm hay viên uống trong nửa sau của thai kỳ có xu hướng đạt được điểm số cao hơn trong bài kiểm tra phối hợp tay mắt so với những trẻ khác.

Một thử nghiệm khác được tiến hành với những trẻ 4 tuổi cũng đã chứng minh những bé sinh ra có mẹ uống bổ sung DHA trong thai kỳ có chỉ số IQ cao hơn.

Không chỉ vậy, khi quan sát trong vòng 5 năm, những đứa trẻ này có khả năng tập trung cao hơn so với trẻ nhận được ít DHA từ mẹ. Cho đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu về vai trò của dưỡng chất này đối với trí thông minh của trẻ.

 Sự phát triển thị giác

Theo nghiên cứu từ Đại học Bristish Colombia, Canada, về lợi ích của DHA với thị giác; người ta thấy rằng nếu được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng này lúc còn trong bụng mẹ;trẻ hai tháng tuổi sẽ có thị lực cao hơn so với những trẻ khác.

Phòng tránh được các biến chứng thai kỳ cho mẹ

Việc bổ sung đủ DHA có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ sinh non; tiền sản giật cũng như chứng trầm cảm ở phụ nữ sau sinh.

3. Nên bổ sung DHA từ khi nào?

Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới, trong thời gian mang thai; tùy từng giai đoạn của thai kỳ, phụ nữ cần bổ sung từ 100 – 200 mg DHA mỗi ngày.

Tam cá nguyệt đầu tiên:

Bổ sung DHA thông qua các loại thực phẩm dinh dưỡng hằng ngày kết hợp với các loại vitamin tổng hợp chứa DHA, EPA, là tiền đề giúp bé hình thành não bộ và giảm nguy cơ sinh non hay các triệu chứng tiền sản giật.

Trong tam cá nguyệt thứ hai:

Đây là giai đoạn cần tăng tốc chất lượng nguồn DHA cho thai nhi vì não của bé phát triển liên tục và mạnh nhất với hơn 250.000 tế bào thần kinh hình thành trong mỗi phút. Do đó, DHA đóng vai trò cung cấp độ lỏng cho màng tế bào, tăng tốc trao đổi dinh dưỡng, thông tin giữa các tế bào thần kinh.

Trong tam cá nguyệt thứ ba:

Kích thước của thai nhi và não bộ tăng nhanh nên cần nhiều cần acid béo để tập trung phát triển hệ thần kinh và mạch máu. Đây là thời kỳ cũng có nhu cầu DHA tương đối cao, giúp mẹ bầu giảm nguy cơ sinh non, tai biến tiền sản giật, gián tiếp giúp thai nhi phát triển tốt nhất ngay từ những năm tháng đầu đời thông qua nguồn sữa mẹ sau sinh.

Nhóm Acid béo Omega-3 còn có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh tim mạch, đột quỵ và giảm viêm khớp.

4. Bổ sung DHA bằng cách nào?

– Bổ sung  DHA qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày:

Lòng đỏ trứng: Đây cũng là một nguồn chứa nhiều DHA. Tuy nhiên, lòng đỏ trứng chỉ thực sự phát huy vai trò của nó khi đã được nấu chín hoàn toàn;không nên ăn trứng dưới dạng lòng đào, trứng đánh bông.

:

Các loại cá như cá hồi, cá thu, cá ngừ rất giàu DHA;trong đó cá hồi cung cấp hàm lượng DHA cao nhất, trong 170g cá hồi có khoảng 2000 – 3000mg DHA. Bà bầu cần hết sức lưu ý, cần lựa chọn các loại cá đảm bảo an toàn;không dư lượng kim loại nặng, tránh sử dụng các loại cá như cá mập, cá kiếm,… bởi nó có hàm lượng kim loại nặng cao, gây độc tế bào thần kinh của thai nhi.

Các loại hạt:

Hạt điều, hạnh nhân, óc chó, hạt vừng, lạc,… rất giàu omega – 3 (DHA/EPA) tốt cho sự phát triển não bộ của trẻ. Bà bầu có thể sử dụng như các món ăn vặt, dùng dưới dạng khô hoặc sữa hạt,…

Các loại đậu:

Đậu rất giàu năng lượng, protein, chất xơ. Các loại đậu như đậu cô ve, đậu nành,…;còn là nguồn cung cấp DHA tốt, trong đó, các sản phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành;đậu phụ cũng giúp bổ sung thêm ALA (Alpha Linoleic Acid) – tiền chất của DHA.

Rau xanh:

Nhiều loại rau xanh như rau bina, cải xoăn,… cũng giúp cung cấp thêm hàm lượng DHA. Ngoài ra, những loại rau này còn chứa Alpha Linoleic Acid, giúp tổng hợp EPA, DHA cho cơ thể. Sử dụng rau xanh vào thực đơn hằng ngày vừa giúp bổ sung DHA và các vi chất cần thiết;vừa giúp cải thiện hệ tiêu hóa tốt hơn nhờ hàm lượng cao chất xơ trong rau xanh.

Bổ sung DHA qua thực phẩm chức năng, vitamin tổng hợp

Mẹ bầu có thể bổ sung thêm DHA qua nhiều loại vitamin tổng hợp khác chỉ dành riêng cho phụ nữ mang thai với hàm lượng DHA phù hợp.

Tuy nhiên, trước khi sử dụng các loại thuốc này, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn cụ thể về nhu cầu sử dụng, liều lượng cũng như kiểm soát nếu có tình trạng mẹ bị thiếu hụt DHA trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày.

 Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ là địa chỉ khám thai và khám các bệnh phụ khoa uy tín tại Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và thăm khám để các chị em yên tâm về thai kỳ và sức khỏe của mình. Để đặt lịch khám, quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

TAGS: DHA,

Bài viết liên quan

Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ
Vitamin A và nguy cơ dị tật thai nhi
Ngộ độc Paracetamol và lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai
Ốm nghén nặng, mẹ bầu nên dùng gì?