Các bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh phần 2

16:50 - 06/08/2023 Lượt xem: 237 Tác giả: Thu Hoàng

Trẻ sơ sinh với hệ miễn dịch còn non nớt, sức đề kháng yếu nên dễ mắc bệnh. Phần lớn các chứng bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh không nguy hiểm tính mạng, nhưng bố mẹ cần nhận biết và chủ động xử lý kịp thời để tránh hậu quả đáng tiếc. Dưới đây là các bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh bố mẹ cùng tìm hiểu nhé!

1. Hội trứng vàng da ở trẻ sơ sinh

Vàng da là 1 triệu chứng của nhiều nguyên nhân khác nhau, vàng da do có sự gia tăng nồng độ bilirubin trong máu, da nhìn thấy màu vàng khi lượng bilirrubin trên 2mg% ở người lớn và trên 7mg% ở trẻ sơ sinh.

Càng da thường gặp ở trẻ sơ sinh và nguy cơ lớn nhất là vàng nhân xám.

Chuyển hóa của bilirubin

Đặc điểm trong chuyển hóa này là:

  • Tan máu nhiều do thời gian sống của các hồng cầu ngắn hơn và một tỉ lệ lớn hemoglobin không tạo hồng cầu nên tạo bilirubin cao.
  • Khả năng liên kết của albumin giảm(giảm albumin huyết, nhiễm toan, thuốc…)
  • Có sự hạn chế của men glycuronyl transferase( do ngặt, nhiễm toan, kém chất lượng…) do đó làm giảm khả năng chuyển bilirubin gián tiếp thành trực tiếp.
  • Sự bài tiết tại ruột bị đảo lộn do không có tạp khuẩn
  • Chu trình ruột gan kém.

Phân loại của các loại vàng da sơ sinh

  • Vàng da tăng bilirubin trực tiếp(kết hợp): là loại vàng da với nước tiểu thẫm màu và phân bạc màu. Hai nguyên nhân lớn là hẹp teo đường mật phải điều trị phẫu thuật.
  • Vàng da tăng bilirubin gián tiếp(tự do): loại vàng da hay gặp nhất nếu không được theo dõi phát hiện và điều trị kịp thời thì biến chứng cực kỳ nặng đó là vàng nhân xám.

bệnh lý thường gặp ở trẻ

Nguyên nhân

  • Tan máu
  • Vàng da tăng bilirubin gián tiếp

Điều trị vàng da tăng bilirubin gián tiếp(tự do)

  • Ánh sáng liệu pháp
  • Thay máu
  • Gacdenan
  • Truyền albumin

2. Hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh

Suy hô hấp là một hội chứng có nhiều nguyên nhân gây nên, rất hay gặp ở thời kỳ sơ sinh, đồng thời cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh. Để đánh giá mức độ suy hô hấp, từ năm 1953 người ta dựa vào chỉ số Apgar để tránh tình trạng trẻ mới đẻ sau 5 phút, 10 phút và 15 phút.

Chậm tiêu dịch phổi:

Hay gặp ở trẻ mổ lấy thai hoặc ở những trẻ do đình chỉ  thai nghén chủ động của mẹ, không có thời gian chuyển dạ, trẻ khó thở nhanh thoáng qua 80 nhịp/phút, co kéo các cơ hô hấp. Được cấp cứu kịp thời trẻ đỡ khó thở, dần hồng hào trở lại, nhịp thở giảm xuống bình thường trong vòng 24-48 giờ.

Xquang lồng ngực:

có 2 dấu hiệu chính:

  • phổi kém sáng
  • có đường kerley, đường khe phổi và đường viền màng phổi

Điều trị:

Nên tác động để giúp trẻ tiêu dịch phổi sớm bằng cách đặt trẻ nằm sấp, ép nhẹ lồng ngực cho dịch phổi thoát ra và hút dịch họng hầu.

  • Thở oxy: 0,5-1lit/phút
  • Sau 24 giờ còn khó thở thì nên cho thở áp lực lực dương liên tục.

bệnh lý thường gặp ở trẻ

Hít phải phân su và nước ối:

Gặp ở những trẻ có bất thường khi sinh, suy thai, có cử động thở trước khi thai sổ. ngay sau khi trẻ như chết giả, apgar<4 điểm, suy hô hấp nặng, trên da và trong miệng, mũi đầy nước ối lẫn phân su, phổi đầy ran ứ đọng, nhịp tim nhanh nhỏ không đều, nếu không cấp cứu kịp thời trẻ sẽ chết.

Xquang lồng ngực: nhu mô phổi mờ không đều, có nhiều nốt đậm bờ không rõ tập trung ở rốn phổi có thể có vùng xẹp phổi thường ở bên phải.

Điều trị:

Hút dịch khí-phế quản qua đèn soi nội khí quản ngay tại phòng đẻ.

Bóp bóng oxy 100% qua mặt nạ

Đặt nội khí quản thở máy áp lực 20-30cm H20

Thẳng bằng kiềm toan

Kháng sinh

Chống phù não

Nuôi dưỡng

Bệnh màng trong

Thường gặp 30% ở trẻ non tháng, vì tổ chức phổi chưa trưởng thành, chưa sản xuất được surgactant làm các phế nang bị xẹp và chiếm 1% các bệnh sơ sinh nói chung. ở trẻ trai nhiều hơn bé gái. Trẻ non tháng, thấp cân, tỉ lệ mắc bệnh càng cao hơn và tử vong giảm dần theo thời gian xuất hiện.

Nhiễm khuẩn phổi(viêm phổi)

Nguyên nhân do các vi khuẩn listeria, các vi khuẩn gram(-)…nhiễm khuẩn có thể từ trước, trong và sau đẻ, liên quan đến thời gian vỡ ối. Theo Mellwaine có tỉ lệ sau:

Vỡ ối trên 6 giờ: 33% trẻ bị viêm phổi

Vỡ ối trên 12 giờ: 51,7%

Vỡ ối trên 24 giờ: 90%

Trẻ có thể bị lây nhiễm do điều kiện môi trường hoặc do dụng cụ y tế và người chăm sóc.

Lâm sàng:

Trẻ quấy khóc, bú yếu, nhịp thở nhanh, khó thở, sốt hoặc không, có ran ẩm nhỏ hạt rải rác hai phế trường.

Xquang lồng ngực:

Có hình ảnh viêm phế quản phổi hai bên, thường tổn thương bên phải sớm và nặng hơn.

Điều trị:

Sử dụng kháng sinh phổ rộng và có hiệu quả với cả hai loại gram(-) và (+)

Tiến triển: phần lớn trường hợp khỏi nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời vẫn còn trường hợp nặng, điều trị dai dẳng, suy hô hấp kéo dài và tử vong.

3. Viêm ruột hoại tử sơ sinh

Hay xảy ra trên trẻ bị ngạt sau đẻ, trẻ non tháng và trẻ kém phát triển trong tử cung ở ngày thứ 5 hoặc tuần sau đẻ.

bệnh lý thường gặp ở trẻ

Dấu hiệu lâm sàng:

  • Nôn trớ, ứ đọng cặn dạ dày.
  • Trướng bụng, dấu hiệu rắn bò.
  • ỉa phân đen hoặc lẫn máu đỏ.
  • Tình trạng toàn thân suy sụp, da tái xám, rối loạn thân nhiệt, rối loạn vận mạch.

Xét nghiệm:

  • Máu: tiểu cầu giảm
  • Phân: có máu trong phân
  • Xquang: giãn quai ruột, có thể có hình ảnh tắc ruột
  • Điển hình có bóng hơi thành ruột
  • Vi trùng: cấy máu: dương tính
  • Cấy phân: e coli, Klebsiella.
  • Astrup: toan chuyển hóa.

Điều trị:

  • Dẫn lưu dịch dạ dày
  • Dừng hoàn toàn thức ăn theo đường tiêu hóa.
  • Nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch
  • Kháng sinh toàn thân hai loại:

+ cephalosporin thế hệ 3.

+ Aminozit.

  • Chống toan(nếu có)
  • Truyền khối tiểu cầu.
  • Truyền máu

Tiến triển:

  • Tỉ lệ tử vong cao>50%
  • Biến chứng thủng ruột phải can thiệp phẫu thuật thì tử vong rất cao
  • Trong trường hợp biến chuyển tốt thì sự ăn trở lại chậm chạp và khó khăn
  • Sau khi khỏi bệnh có 25% hẹp ruột thứ phát

Phòng bệnh:

  • Giảm đẻ non, kém phát triển trong tử cung
  • Tránh tình trạng thiếu oxy trong và sau đẻ
  • Ăn sữa mẹ sớm
  • Vệ sinh sạch sẽ, tránh nhiễm khuẩn.

Các bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh thường là do sức đề kháng yếu, một số do di truyền. Cách tốt nhất để phát hiện và điều trị sớm là siêu âm đều đặn trong thai kỳ. Sau khi sinh, cần cho bé bú mẹ hoàn toàn tối thiểu 6 tháng đầu đời. Nếu mẹ có các vấn đề về sữa thì phải tìm đúng loại sữa thích hợp con.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua