googleb578e89369db4e48.html

Cân nặng và chiều dài thai nhi theo tiêu chuẩn WHO

14:07 - 23/11/2023 Lượt xem: 676 Tác giả: Kim Ngân

Trong các chỉ số theo dõi thai nhi, cân nặng và chiều dài chuẩn của thai nhi là thông số không thể thiếu. Dựa trên số liệu này, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên về chế độ dinh dưỡng để chăm sóc mẹ bầu để giúp thai nhi phát triển tốt nhất. Tuy nhiên, bảng cân và chiều dài thai nhi chuẩn quốc tế cũng sẽ chỉ mang tính chất tham khảo do đó các mẹ không nên quá lo lắng hay bất an khi bé có sự chênh lệch không đáng kể so với bảng nhé!

Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi chuẩn WHO

Tuổi thai nhi

Cân nặng (gram)

Chiều dài (cm)

8 tuần

1

1.6

9 tuần

2

2.3

10 tuần

4

3.1

11 tuần

45

4.1

12 tuần

58

5.4

13 tuần

73

6.7

14 tuần

93

14.7

15 tuần

117

16.7

16 tuần

146

18.6

17 tuần

181

20.4

18 tuần

222

22.2

19 tuần

272

24.0

20 tuần

330

25.7

21 tuần

400

27.4

22 tuần

476

29.0

23 tuần

565

30.6

24 tuần

665

32.2

25 tuần

756

33.7

26 tuần

900

35.1

27 tuần

1000

36.6

28 tuần

1100

37.6

29 tuần

1239

39.3

30 tuần

1396

40.5

31 tuần

1568

41.8

32 tuần

1755

43.0

33 tuần

2000

44.1

34 tuần

2200

45.3

35 tuần

2378

46.3

36 tuần

2600

47.3

37 tuần

2800

48.3

38 tuần

3000

49.3

39 tuần

3186

50.1

40 tuần

3338

51.0

41 tuần

3600

51.5

42 tuần

3700

51.7

Bảng theo dõi cân nặng và chiều dài thai nhi được đưa ra để các mẹ bầu tham khảo theo dõi sát sao sự thay đổi lớn lên của em bé qua từng tuần bắt đầu từ tuần thứ 8 đến tuần thứ 40 của thai kỳ. Dựa trên những thông số cơ bản này các bác sĩ và mẹ có thể biết được em bé có đang phát triển tốt hay không, thai có bị nhỏ hoặc lớn so với tuổi thai hay không. Từ đó mẹ bầu sẽ có sự thay đổi về chế độ ăn uống, thể dục thể thao cho hợp lý.

Cách đo cân nặng và chiều dài thai nhi chuẩn xác

cân nặng và chiều dài thai nhi ở các mốc khác nhau Mỗi giai đoạn tuổi thai sẽ có cách đo cụ thể khác nhau 

Mỗi giai đoạn tuổi thai sẽ có cách đo cụ thể như sau:

  • Từ tuần thứ 8 – tuần 19: Chiều dài của bé đo từ đầu đến mông do thời điểm này chân của bé đang trong tư thế uống cong khi nằm trong bào thai suốt nửa đầu thai kỳ nên sẽ rất khó để đo chính xác. Đây được gọi là chiều dài đầu mông.
  • Từ tuần thứ 20 – tuần 32: Chiều dài của bé đo từ đầu đến gót chân. Đây là khoảng thời gian mà chiều dài cũng như cân nặng của bé cũng sẽ tăng đều.
  • Từ tuần thứ 32: Đây là thời điểm cân nặng của bé sẽ phát triển tối đa và hoàn thiện nốt những đường nét, các bộ phận trên cơ thể.

Những lưu ý về cân nặng và chiều dài thai nhi theo WHO

lưu ý về cân nặng và chiều dài của thai nhi Cân nặng và chiều dài của thai nhi có thể giao động nhẹ xung quanh mức chuẩn 

Khi thăm khám, siêu âm các mẹ thấy cân nặng và chiều dài thai nhi lệch so với bảng tiêu chuẩn nhiều thì cần hết sức lưu ý. Cân nặng và chiều dài thai nhi có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi.

Nếu thai nhi phát triển vượt hơn so với bảng tiêu chuẩn cân nặng và chiều dài thai nhi đặc biệt ở những tháng cuối thai kỳ thì có thể gây khó khăn trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Nếu kích thước của bé lơn hơn khoảng 3cm so với bảng tiêu chuẩn thì bé có thể có nguy cơ bị béo phì. Các mẹ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc béo phì con cũng sẽ nặng cân hơn so với đúng cân nặng và chiều dài chuẩn và thường có nguy cơ sinh khó.

Nếu thai nhi có các chỉ số cân nặng và chiều dài thấp hơn nhiều so với bảng chuẩn thì mẹ bầu cần thăm khám và bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một vài xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân. Mẹ bầu có khả năng phải xét nghiệm chức năng nhau thai để bác sĩ đánh giá có gì bất thường hay không và nhau có vận chuyển đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi hay không, dây rốn có gì bất thường hay không.

Bên cạnh đó bạn cũng sẽ được bác sĩ hỏi kỹ về chế độ dinh dưỡng để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi, sức khỏe tinh thần của mẹ trong suốt thai kỳ có ổn định hay không. Khi đã tìm ra và xác định được nguyên nhân chính xác thì bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn điều chỉnh chế độ ăn, nghỉ ngơi, tâm lý để có thể cải thiện được cả cân nặng và chiều dài của thai nhi.

Nếu em bé quá nhẹ cân, suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ thì rất dễ bị mắc các bệnh về phổi , ảnh hưởng đến sức đề kháng của trẻ, có thể gây chậm phát triển trí tuệ. Do đó khi có dấu hiệu bất thường hãy đi khám để nhận được sự tư vấn kịp thời từ các bác sĩ chuyên khoa.

Những yếu tố tác động trực tiếp lên cân nặng và chiều dài thai nhi

Yếu tố tác động lên cân nặng và chiều dài thai nhi Cân nặng và chiều dài của thai nhi được quyết định bởi nhiều yếu tố 

Chiều dài và cân nặng của bé sẽ được quyết định bởi cả yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan.

Yếu tố di truyền ảnh hưởng đến cân nặng và chiều dài thai nhi

Cân nặng và vóc dáng của cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến cân nặng và vóc dáng của thai nhi trong suốt thai kỳ. Sẽ có sự tương đồng giữa cân nặng và vóc dáng giữa ba mẹ và thai nhi. Do đó mỗi quốc gia dân tộc thì lại có chỉ số cân nặng và chiều dài thai nhi khác nhau.

Sức khỏe của mẹ ảnh hưởng đến cân nặng và chiều dài thai nhi

Sức khỏe, dinh dưỡng của người mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng và chiều dài thai nhi. Nếu mẹ bổ sung ăn uống đầy đủ chất đa dạng các nhóm vi chất thì em bé sẽ phát triển tốt, tăng cân đều. Ngược lại nếu như mẹ bầu không tăng cân hoặc tăng cân ít thì sẽ có nguy cơ khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng kém phát triển. Điều này sẽ được thể hiện rõ qua chỉ số cân nặng của thai nhi.

 

Khoảng cách sinh con ảnh hưởng đến cân nặng và chiều dài thai nhi

Tình trạng mang thai quá dầy, khoảng cách mang thai giữa hai lần quá ngắn cũng sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé. Bởi khi đó cơ thể người mẹ chưa hồi phục hẳn, khi đó có thể bé thứ 2 sẽ bị nhẹ cân hơn do với các mốc chuẩn. Do đó mẹ cần lưu ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và hãy có kể hoạch mang thai hợp lý nhé!

Số lượng thai nhi ảnh hưởng đến cân nặng và chiều dài thai nhi

Đối với những mẹ bầu song thai, đa thai thì cân nặng của thai nhi cũng sẽ thấp hơn so với bảng cân nặng chuẩn ở trên. Những mẹ bầu đa thai cần chú trọng vào chế độ dinh dưỡng cũng như bổ sung đầy đủ các vi chất cần thiết trong suốt cả thai kỳ cũng như sau khi sinh.

Bảng theo dõi cân nặng và chiều dài thai nhi chuẩn WHO giúp các mẹ có thể theo dõi và nhận biết được bé nhà mình có phát triển tốt và bình thường hay không. Tuy nhiên những mốc này chỉ mang tính chất tương đối để nhận được tư vấn chính xác từ bác sĩ. Để có một thai kỳ khỏe mạnh các mẹ bầu hãy đặt lịch thăm khám tại phòng khám sản 43 Nguyễn Khang với đội ngũ y bác sĩ có kinh nghiệm lâu năm đang công tác tại các viện lớn. Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … Để đặt lịch khám thai, khám phụ khoa, siêu âm thai, ổ bụng, xét nghiệm máu quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn. 

Bài viết liên quan

Nguy cơ nghiêm trọng của thuốc lá điện tử đối với thai nhi
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?
Thai bám ở sẹo mổ lấy thai có nguy hiểm?
Đi tiểu nhiều khi mang thai. Bình thường hay bất thường?