Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu chuẩn y khoa

11:30 - 16/12/2023 Lượt xem: 341 Tác giả: Thu Hoàng

3 tháng đầu mang thai còn gọi là tam cá nguyệt đầu tiên. Muốn chăm sóc bà bầu tốt nhất thì bạn cần lưu ý những thay đổi của mẹ, sự phát triển của bé ra sao để có những lưu ý riêng. Hiểu rõ hơn về thai kỳ của mình nhất là trong giai đoạn này không những giúp bạn có cách chăm sóc thai nhi đúng cách mà còn giúp bạn chuẩn bị cả về tinh thần, thể chất cho quá trình tiếp theo.

1. Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu

Kể từ lúc tinh trùng kết hợp với trứng, trứng đã được thụ tinh sẽ di chuyển vào trong buồng tử cung và làm tổ, thai làm tổ an toàn là bước đầu đánh dấu quá trình hình thành và phát triển của thai nhi

2 tuần đầu sau thụ thai, phôi đạt kích thước khoảng 1-2mm. Thời điểm này trao đổi tử cung-rau (trao đổi chất chính giữa mẹ và bé trong thai kỳ) dần được thiết lập. Từ thời điểm này phôi thai phát triển phụ thuộc hoàn toàn từ dinh dưỡng mẹ truyền sang. 

Các tuần sau đó, phôi thai lớn dần, các chồi chân tay dần dần nhú lên. Thai có thể đã có những cử động trong tử cung của mẹ (khoảng từ 8 tuần tuổi thai), tuy nhiên tuần thai này còn quá bé nên mẹ chưa cảm nhận được những cử động này nhé. 

Cuối tam cá nguyệt thứ nhất, thai có phần đầu to một cách không cân đối, đã có những phác hình rõ ràng của mắt, mũi, miệng, tai ngoài. Tứ chi có những chồi ngón. Những bộ phận chính của cơ thể (tuần hoàn, tiêu hóa, tim mạch...) là thời gian quan trọng cần rất nhiều lưu ý.

2. Tâm lý mẹ bầu thay đổi trong 3 tháng đầu như thế nào?

Một số phụ nữ trải qua 3 tháng đầu mang thai có thể nói là khá nhẹ nhàng khi không có triệu chứng xuất hiện hoặc ít có. Những triệu chứng thường gặp trong giai đoạn đầu như hay chướng bụng, buồn nôn, nghén, mệt mỏi, tâm trạng thay đổi dễ stress nóng giận, ngực căng đau nhức, bị táo bón hoặc đi tiểu thường xuyên. Mỗi phụ nữ mang thai sẽ có những triệu chứng ốm nghén khác nhau, có rất nhiều cách giảm nôn nghén khác nhau và các mom có thể áp dụng như dùng đồ ăn nhẹ để kiểm soát cơn buồn nôn, uống nhiều nước, ăn trái cây. Trong trường hợp nôn nghén nhiều quá, mẹ cảm thấy mệt mỏi không tập trung làm việc được, hãy nói với bác sĩ để các bác sĩ kê đơn thuốc hỗ trợ mom nhé. 

3 tháng đầu

3. Chăm sóc chế độ dinh dưỡng, vận đông trong 3 tháng đầu thai kỳ

Chế độ dinh dưỡng:

Trong 3 tháng đầu mang thai cần bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý để thai nhi phát triển khỏe mạnh trong tử cung. Trước hết cần đảm bảo đủ các nhóm dinh dưỡng như chất béo, chất đạm, sắt, chất xơ, khoáng chất, Canxi, Vitamin….

  • Chất đạm: có trong thịt, cá tươi, gia cầm, sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại trái cây, ngũ cốc, hạt đậu.
  • Chất béo: Nên ăn những đồ chứa chất béo lành mạnh, chọn dầu ăn thực vật thay cho mỡ lợn.
  • Vitamin A: có chứa nhiều trong rau xanh, gan, lòng đỏ trứng gà, sữa, chất béo, dầu gan cá.
  • Vitamin B: có nhiều trong thịt, gạo lứt, rau cải, đậu, quả khô, lòng đỏ trứng.
  • Vitamin C: có nhiều trong rau cải, quýt, cam, cà chua, bưởi.
  • Vitamin D: có chứa nhiều trong dầu ăn, sữa bò, dầu gan cá.
  • Đường: mẹ bầu bổ sung bằng cách ăn trái cây, sữa, cà rốt, gạo, ngũ cốc, bánh mì.
  • Axit Folic: chất quan trọng không thể thiếu đối với sự phát triển hệ thần kinh trung ương của thai nhi. Nên bổ sung axit folic trước khi mang thai và trong thai kỳ để hạn chế bị dị tật ống thần kinh. Axit folic có nhiều trong các loại thực phẩm: Bơ, cải bắp, măng tây, súp lơ...
  • Sắt: dưỡng chất quan trọng để mẹ bầu không bị thiếu máu, sắt có nhiều trong thịt, cá, trứng, đậu nành, rau xanh, nho khô, khoai tây, mận khô, chuối, quả mơ, quả lựu…
  • Canxi: rất cần thiết cho sự phát triển xương của thai nhi, những thực phẩm có chứa nhiều Canxi như trứng, sữa bò, cá, rau cải, trái cây.
  • Chất xơ: có nhiều trong rau xanh, trái cây để mẹ tiêu hóa tốt, hạn chế táo bón khi mang thai.

Lưu ý:

  • Mẹ bầu cần bổ sung lượng acid Folic khoảng 400 mcg mỗi ngày để đảm bảo hệ thần kinh phát triển, giảm nguy cơ bị dị tật thai nhi.
  • Nếu mẹ bầu nào bị ốm nghén quá nghiêm trọng, mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn mỗi ngày, bình thường ăn 3 bữa, nay hãy chia ra thành 5 – 6 bữa để tránh hiện tượng buồn nôn, nôn. Mẹ nên ăn những thực phẩm như  táo, cam, gừng, đồ khô, đồ nguội,..để giảm ốm nghén . Tuy nhiên, cũng nên hạn chế ăn những đồ ăn không lành mạnh ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.
  • Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu nên tránh những loại thực phẩm và đồ uống như dứa, rau ngót, đu đủ xanh, rau đắng, rau sam.. hay bia rượu, đồ uống có cồn và có ga vì có nguy cơ cao bị sảy thai.

3 tháng đầu

Chế độ vận động:

Vận động nhẹ nhàng trong 3 tháng đầu thai kỳ:

Việc này rất hữu ích, giúp tăng cường sức khỏe và giải tỏa căng thẳng. Lúc này, bụng bầu vẫn còn nhỏ nên bạn có thể đăng ký khóa học yoga cho sản phụ để nhận được những lợi ích tuyệt vời của yoga trong thai kỳ. Tuy nhiên, có một số tư thế yoga phức tạp: kỹ thuật khó, căng giãn nhiều, động tác mạnh ở vùng hông không tốt cho sản phụ trong 3 tháng đầu

Đi bộ nhẹ nhàng buổi sáng hoặc chiều giúp máu huyết lưu thông, giải tỏa căng thẳng, giảm stress

Hãy cố gắng dành thời gian thư giãn mỗi ngày. Đây cũng là bí quyết quan trọng để bạn giữ gìn sức khỏe và sắc đẹp khi mang thai 3 tháng đầu. Những khó khăn trong lúc mang thai, những lần ốm nghén, các thay đổi trong 3 tháng đầu thai kỳ chắc chắn sẽ khiến bạn không ít lần căng thẳng nhưng bạn cần giữ bình tĩnh, không nên nổi giận vì nó có thể ảnh hưởng đến cả thai nhi.

Những hoạt động cần tránh:

  • Tránh mang vác các vật nặng
  • Tránh tắm nước quá nóng bởi vì nhiệt độ cao thì nó sẽ làm gia tăng nguy cơ xuất hiện các dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
  • Chạy nhảy, đặc biệt ở nơi trơn trượt, cưỡi ngựa, đạp xe, trượt patin... cũng là những hoạt động tiềm ẩn nguy cơ té ngã gây động thai mà bạn cần tránh.

Làm mẹ quả thật là một vấn đề vô cùng gian nan, trắc trở nhưng cuối con đường thì kết quả vô cùng tuyệt vời. Do đó hãy trang bị cho bản thân kiến thức thật tốt để bé yêu chào đời một cách khỏe mạnh.

Để có một thai kỳ khỏe mạnh các mẹ có thể đăng ký khám tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang để nhận được những thăm khám chẩn đoán chính xác giúp các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh. Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … Để đặt lịch khám thai, khám phụ khoa, siêu âm thai, ổ bụng, xét nghiệm máu quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn. 

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua