Chửa trứng sau bao lâu có thể mang thai?

03:26 - 29/06/2020 Lượt xem: 956

Chửa trứng là một biến chứng thai kỳ nghiêm trọng, nhưng hiếm khi gặp với tỷ lệ khoảng 1/1000 ca mang thai. Tuy nhiên khi xảy ra, chửa trứng có thể khiến người bệnh mất một thời gian dài để phục hồi và thậm chí trở thành ung thư nếu không được điều trị đúng […]

Chửa trứng là một biến chứng thai kỳ nghiêm trọng, nhưng hiếm khi gặp với tỷ lệ khoảng 1/1000 ca mang thai. Tuy nhiên khi xảy ra, chửa trứng có thể khiến người bệnh mất một thời gian dài để phục hồi và thậm chí trở thành ung thư nếu không được điều trị đúng cách. Vậy chửa trứng sau bao lâu có thể mang thai lại? Hãy cùng Phòng khám 43 Nguyễn Khang tìm hiểu trong bài viết dưới đây:

1. Chửa trứng là gì?

Chửa trứng là khi có một khiếm khuyết trong các tế bào hình thành nhau thai (còn gọi là tế bào trophoblast) hoặc là các tế bào phát triển quá nhanh, nhanh hơn nhiều so với phôi bào hoặc phát triển xung quanh một phôi không thể tồn tại.

Ban đầu, sự phát triển của nhau thai bất thường vẫn sẽ tiết ra hCG hormone (một loại hormone được sản xuất bởi nhau thai), dẫn đến kết quả thử thai dương tính nên bệnh nhân sẽ bị nhầm tưởng là mình có một thai kỳ bình thường mặc dù phôi thai không thể sống được.

Bác sĩ có thể xác nhận sự hiện diện bất thường này thông qua siêu âm. Siêu âm sẽ không có thai nhi và điển hình là một cụm tế bào giống như chùm nho.

2. Tại sao lại có hiện tượng chửa trứng

Hiện nay, vẫn chưa rõ nguyên nhân gây chửa trứng; nhưng cơ chế hình thành thai trứng có thể được giải thích như sau:

Một thai nghén bình thường sẽ được bắt đầu từ khi tinh trùng gặp trứng, kết hợp thành noãn; di chuyển vào trong tử cung và sẽ phát triển thành thai. Các phần phụ xung quanh thai như: dây rốn, bánh rau, buồng ối…

Chửa trứng là hiện tượng thai nghén không bình thường. Trong đó các tổn thương là trứng hỏng nhưng gai rau vẫn được nuôi dưỡng bằng máu mẹ; nên vẫn tiếp tục hoạt động chế tiết và hậu quả là dịch tích lại trong lớp đệm rau và tế bào nuôi tăng sinh, lấn át hết buồng tử cung.

3. Phân loại chửa trứng

Chửa trứng và nhứng điều cần biết

        • Chửa trứng toàn phần 

Tinh trùng đã cố gắng thụ tinh cho một quả trứng rỗng (hay còn gọi là trứng không có DNA). Mặc dù việc thụ thai đã không xảy ra nhưng các tế bào nhau thai vẫn tiếp tục phát triển; tạo thành một khối mô hoàn toàn là tế bào nhau thai (hay còn gọi là thai trứng).

        • Chửa trứng bán phần 

Sự thụ tinh đã xảy ra, nhưng nó đã dẫn đến một phôi thai không thể tồn tại (hai tinh trùng thụ tinh với một quả trứng). Mặc dù phôi không thể tồn tại, các tế bào nhau thai vẫn phát triển và chúng phát triển rất nhanh, “nhấn chìm” phôi. Vì vậy, khối mô phát triển là một phần tế bào nhau thai và một phần tế bào thai nhi.

4. Chửa trứng sau bao lâu có thể mang thai?

Sau khi mang thai trứng, các biến chứng có thể dẫn đến sự phát triển tế bào kéo dài. Vì vậy bác sĩ có thể yêu cầu bạn đợi 12- 24 tháng trước khi cố gắng thụ thai lại.

Trong thời gian đó bạn cần được theo dõi nồng độ hCG. Nếu tình trạng ổn định và thử hCG âm tính nhiều lần (thử một tuần đến khi âm tính ba tuần liên tiếp sau đó thử mỗi tháng) thì có thể để có thai lại.

Trường hợp bạn mắc thai trứng, đã được điều trị nhưng sau đó diễn tiến thành u nguyên bào nuôi, thì bạn phải theo dõi sau u nguyên bào nuôi là 2 năm. Nếu bạn muốn có thai lại sớm (<1 năm), bạn phải được khám và theo dõi rất kỹ để đánh giá diễn biến của bệnh.

Tóm lại,chửa trứng đa phần là lành tính, có thể điều trị khỏi hoàn toàn và bệnh nhân vẫn có thể duy trì chức năng sinh sản bình thường. Tuy nhiên, một số trường hợp chửa trứng dẫn đến biến chứng nghiêm trọng nên trước khi muốn mang thai lại, người bệnh cần tiến hành thăm khám và theo dõi kỹ để đảm bảo an toàn cho thai kỳ. Để đặt lịch bạn có thể truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ
Vitamin A và nguy cơ dị tật thai nhi
Ngộ độc Paracetamol và lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai
Ốm nghén nặng, mẹ bầu nên dùng gì?