googleb578e89369db4e48.html

Có nên cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh không?

15:55 - 10/07/2022 Lượt xem: 880 Tác giả: Lê Huyền Trang

1. Tóc máu là gì?

tóc máu là gì

Tóc máu là lớp tóc đầu tiên của trẻ sơ sinh đã được hình thành từ khi thai nhi còn đang ở trong bụng của người mẹ. Bắt đầu từ tuần thai thứ 24 trở đi, tóc máu sẽ được hình thành và phát triển dài dần dần ra cho đến khi em bé chào đời. Chức năng của tóc máu là bảo vệ bộ phận thóp non nớt của trẻ, giúp giữ ấm phần đầu.

Tóc máu cũng có cấu trúc như tóc bình thường và sẽ rụng tự nhiên, tuy nhiên quá trình rụng không đồng đều. Đối với trẻ sơ sinh sau khoảng 3 tháng tuổi, vùng tóc sau gáy của trẻ sẽ tự rụng và tự thay tóc mới, dân gian thường gọi là rụng tóc vành khăn và đây là một hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường nên cha mẹ không cần lo lắng.

2. Có nên cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh?

Đối với quan niệm cắt đi lớp tóc máu để em bé khỏe mạnh hơn thì không có cơ sở khoa học vì rõ ràng tóc chỉ là phần bên ngoài cơ thể con mà thôi. Đó là chưa kể việc cắt tóc máu còn khiến da đầu và thóp của trẻ mất đi lớp bảo vệ tự nhiên và dễ bị tổn thương bởi các tác động bên ngoài hơn.

Độ dày và màu sắc tóc của trẻ được quyết định bởi số lượng và đặc điểm của các nang tóc nằm sâu bên trong da đầu của bé. Việc bố mẹ cắt tóc máu chỉ là cắt lớp tóc trên bề mặt da đầu chứ không hề có tác động gì đến nang tóc của bé, vậy nên việc này không hề có tác dụng thay đổi đặc điểm tóc của bé.

Do trẻ thường không thể giữ yên đầu khi được bố mẹ cắt tóc nên việc cắt tóc máu cho trẻ khi con còn quá nhỏ còn có thể khiến con dễ gặp các tổn thương ngoài da do các dụng cụ cắt tóc gây ra, bố mẹ nên cực kỳ cẩn trọng trong vấn đề này..

3. Những lưu ý khi cắt tóc máu cho bé.

  • Chỉ cắt tóc cho bé khi bé đã được tối thiểu 5 tháng tuổi trở lên.
  • Không cắt tóc máu khi thể trạng của bé không ổn định hay trong các trường hợp như: Bé mới ốm dậy, mệt mỏi trong người, bé mới tiêm vắc xin,...
  • Khi bé không chịu nằm yên, quấy khóc thì cha mẹ nên dừng lại vì tiếp tục cắt tóc cho bé trong lúc này rất nguy hiểm, nếu không cẩn thận có thể gây tổn thương vùng đầu của các con.
  • Vì các bé chưa có ý thức được sự nguy hiểm và thường sẽ không ngồi im nên để cắt được tóc cho bé, cha mẹ hãy thu hút sự chú ý của bé bằng một vật bé thích và cắt càng nhanh càng tốt.
  • Tuyệt đối không nên cắt tóc khi bé đang ngủ, có nhiều người lầm tưởng việc cắt tóc trong lúc ngủ sẽ dễ dàng do bé không ý thức được nhưng điều này hoàn toàn ngược lại, bé sẽ rất dễ bị giật mình và hoảng sợ khi thức dậy.
  • Sau khi cắt xong hãy tắm cho trẻ bằng nước ấm, vì những sợi tóc sót lại bám trên da gây ngứa ngáy và khó chịu.

4.Chăm sóc tóc cho trẻ sơ sinh.

lưu ý khi cắt tóc máu cho bé

Gội đầu

Gội đầu cho bé việc làm cần thiết để loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi trên da đầu bé. Mặc dù vậy mẹ cũng không nên lạm dụng nó, mẹ chỉ cần gội đầu cho bé vài lần trong tuần. Bên cạnh đó, việc cần chú ý là chọn dầu gội đầu cho bé. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu dầu gội đầu cho trẻ sơ sinh, mẹ nên chọn loại dầu gội có tinh chất từ thiên nhiên để không gây kích ứng cho da dầu non nớt của bé.

Giữ ẩm

Việc này thường được nhiều mẹ áp dụng cho các bé có lớp tóc dày, xoăn và khô. Các loại dầu gội có tinh dầu dừa, tinh dầu bơ, ô liu, hạnh nhân... sẽ hỗ trợ giữ ẩm rất tốt cho tóc của trẻ

Chải tóc

Da dầu bé khi mới sinh rất mềm và yếu, dễ dàng bị xước nếu có vật tác động mạnh. Vậy nên thay vì chải tóc bằng lược thông thường, mẹ cần chọn lược có răng thưa và có lông chải mềm. Trường hợp sau khi gội đầu tóc bé bị rối, mẹ nên dùng tay nhẹ nhàng gỡ ra giúp bé, đừng để bé bị đau

Dùng nước gừng chữa bệnh rụng tóc cho con

Nhiều người sau khi cắt tóc cho trẻ sơ sinh thì dùng nước gừng tươi chữa rụng tóc cho bé. Tuy nhiên, điều này là phản khoa học. Mẹ nên biết rằng các chuyên gia y tế khuyến cáo tuyệt đối không được áp dụng điều này với trẻ sơ sinh. Việc dùng gừng tươi để chữa rụng tóc cho trẻ là hoàn toàn không đúng, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Trường hợp tóc của trẻ mọc quá ít hay bị rụng quá nhiều, tốt nhất nên đưa con đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và có cách điều trị hợp lý.

Ngoài những thông tin bài viết ở trên, bạn hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé. Để đặt lịch khám tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang, tham gia các lớp học tiền sản tại phòng khám bạn có thể đặt lịch TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342 318 318 để được hướng dẫn.

Các bài viết mẹ có thể tham khảo: 

Khi mang thai có được dùng kem chống nắng không

Vai trò của sắt đối với phụ nữ mang thai

Bà bầu có ăn rau ngót được không?

Mang thai lần 2 cần lưu ý gì khi tiêm phòng

Gợi ý một số loại kem trị rạn da cho bà bầu

Bài viết liên quan

Thời điểm nào nên xét nghiệm vi chất cho bé?
Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa còi xương ở trẻ
Grow baby dạng xịt - Hỗ trợ phát triển chiều cao và trí não cho trẻ
Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị viêm miệng
Một số triệu chứng nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh