Đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe mẹ và thai nhi

14:21 - 21/07/2022 Lượt xem: 338 Tác giả: Thu Hoàng

Đái tháo đường thai kì ( ĐTĐTK) đang ngày một gia tăng. Tại Việt Nam, theo một số nghiên cứu tại các vùng miền khác nhau, tỉ lệ này tăng từ 3.9% vào năm 2004 tăng đến 20.3% vào năm 2012 và lên tới 20.9% vào năm 2017. Đây là một tình trạng nguy hiểm, nếu không được phát hiện sớm và điều chỉnh kịp thời sẽ để lại những hậu quả không lường cho cả mẹ và thai nhi. Cùng Phòng Khám Sản Phụ Khoa 43 Nguyễn Khang tìm hiểu liệu ĐTĐTK ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và thai nhi qua bài viết này nhé : 

1. Đái tháo đường thai kì là gì?

Trước khi tìm hiểu những ảnh hưởng của ĐTĐTK lên mẹ và thai nhi, các mẹ cần biết ĐTĐTK là gì và chẩn đoán tình trạng này dựa vào những tiêu chuẩn nào?

Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose và/hoặc tăng đường huyết được phát hiện lần đầu tiên trong thai kỳ.

Sản phụ được thực hiện nghiệm pháp dung nạp Glucose bằng cách : định lượng đường máu lúc đói, sau đó được uống 75 gram đường Glucose.Thực hiện định lượng lại lượng đường trong máu sau khi uống 1 giờ, 2 giờ. 

Sản phụ được chẩn đoán ĐTĐTK nếu có 1 trong 3 tiêu chuẩn dưới đây ( Theo nhóm nghiên cứu đái tháo đường và thai kì quốc tế- IADPSG ) :

+ Glucose đói >= 5,1 mmol/l.

+ Và / Hoặc  Glucose sau 1h >=10 mmol/l.

+ Và / Hoặc Glucose sau 2h >=8,5. mmol/l.

 

đái tháo đường thai kỳ

2. Đái tháo đường gây nguy hiểm như thế nào đến thai kỳ ?

    Trong tiểu đường thai kỳ, nếu đường máu của người mẹ kiểm soát không được tốt, sẽ có rất nhiều nguy cho mẹ và thai nhi.

Nguy cơ với mẹ:

  • Tăng nguy cơ sinh mổ do thai to.
  • Tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, sinh non
  • Tăng nguy cơ bị chấn thương đường sinh dục trong khi sinh nở do thai quá lớn, thường được chỉ định mổ.
  • Tăng nguy cơ mắc tiền sản giật.
  • Tăng nguy cơ đa ối.
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng, băng huyết sau sinh.
  • Hơn 50% phụ nữ có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ bị đái tháo đường típ 2 trong vòng 5 – 10 năm sau khi sinh.

Nguy cơ với thai:

  • Thai to gây sinh khó và sang chấn thai nhi lúc sinh làm trật khớp vai, gãy xương đòn,… hay một số biến chứng ở thai sau khi sinh ra như : liệt các đám rối cánh tay do kẹt vai, hạ đường huyết, suy hô hấp, hạ canxi máu, vàng da ...
  • Tăng nguy cơ thai chậm phát triển trong tử cung do suy chức năng bánh nhau.
  • Tăng nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh ở hệ thần kinh trung ương, xương, tim mạch, hệ tiêu hóa...
  • Nguy cơ tử vong chu sinh tăng gấp 4 lần so với bình thường
  • Nguy cơ sinh non tăng hơn gấp đôi so với tỷ lệ thông thường (14,02% so với 6,55%) và trẻ dễ gặp phải các biến chứng của sinh non : suy hô hấp, hạ đường huyết, hạ thân nhiệt….
  • Tỷ lệ hạ đường huyết sơ sinh trên lâm sàng tăng hơn 20 lần so với mức bình thường

đái tháo đường thai kỳ

3. Phải làm sao để tầm soát bệnh đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ thường ít có triệu chứng vì vậy xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bằng việc thực hiện nghiệm pháp dung nạp Glucose là cách tốt nhất để phát hiện bệnh sớm.

  • Ngay từ lần khám thai đầu tiên, sản phụ sẽ được bác sỹ sản khoa đánh giá nguy cơ. Nếu thai phụ có các yếu tố nguy cơ cao như: Tuổi mẹ khi mang thai > 35; Béo phì ; Tiền sử đái tháo đường thai kỳ ; Đường niệu (+); Tiền căn gia đình bị đái tháo đường; Tiền căn sinh con to > 4000 gram ; Tiền sử thai chết lưu; Hội chứng buồng trứng đa nang ( PCOS)  sẽ được bác sĩ chỉ định làm nghiệm pháp dung nạp đường trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nếu kết quả bình thường bác sĩ sẽ chỉ định làm lại nghiệm pháp này khi thai từ 24 - 28 tuần thai. 
  • Nếu thai phụ không có yếu tố nguy cơ: Khuyến cáo nên thực hiện nghiệm pháp dung nạp Glucose cho tất cả các thai phụ từ 24 - 28 tuần thai kì. 

Điều quan trọng nhất đối với phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ là phải giữ mức đường huyết kiểm soát tốt trong suốt thời gian mang thai để làm giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng cho mẹ và con. Vì vậy khi phát hiện mắc tiểu đường mẹ hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa nội tiết hay bác sĩ dinh dưỡng để được hướng dẫn xây dựng chế độ ăn, tập luyện, sử dụng thuốc nếu cần và theo dõi đường huyết định kì đảm bảo thai kì khoẻ mạnh. Nếu mẹ có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến thai kỳ mẹ có thể liên hệ trực tiếp qua hottline 0243.783.6145 hoặc qua trang fanpage của phòng khám để được giải đáp sớm nhất.

Bài viết liên quan

Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ
Vitamin A và nguy cơ dị tật thai nhi
Ngộ độc Paracetamol và lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai
Ốm nghén nặng, mẹ bầu nên dùng gì?