Đặt thuốc điều trị viêm phụ khoa mà ra máu có sao không?

14:37 - 21/07/2023 Lượt xem: 321 Tác giả: Thanh Nga

Các chị em phụ nữ hẳn không xa lạ gì với việc đặt thuốc âm đạo, vì đây là sản phẩm đạt hiệu quả cao trong trường hợp điều trị viêm phụ khoa. Nhưng tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh mà các bác sĩ sẽ cho viên đặt và đơn thuốc uống kết hợp. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng một số chị em lại gặp phải tình trạng chảy máu vùng kín, đau bụng, ra bã thuốc… Vậy nếu đặt thuốc mà ra máu có sao không và hướng xử lí như thế nào? Hãy cùng phòng khám sản 43 Nguyễn Khang tìm hiểu trong bài viết dưới đây:

Tổng quan về thuốc đặt điều trị viêm phụ khoa

Thuốc đặt điều trị viêm phụ khoa là một dạng thuốc nén có chứa hàm lượng các chất thích ứng giúp cân bằng môi trường âm đạo cho nữ giới. Thuốc sẽ được đưa trực tiếp vào sâu trong âm đạo để phát huy được hết tác dụng, ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây hại, kháng viêm, phục hồi một số tổn thương nếu có bên trong, điều trị bệnh.

viên đặt âm đạo điều trị viêm phụ khoa

Thuốc đặt âm đạo có thể được sử dụng để điều trị các bệnh phụ khoa:

  • Thuốc đặt âm đạo điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn

Điều trị thông thường viêm âm đạo do vi khuẩn được kê đơn thuốc kháng sinh bao gồm clindamycin hoặc metronidazol. Nhưng bác sĩ phụ khoa có thể đề xuất các phương pháp điều trị thay thế, chẳng hạn như thay đổi lối sống hoặc bổ sung men vi sinh, tùy thuộc vào tình trạng và tiền sử bệnh của phụ nữ.

Thuốc đặt âm đạo, còn được gọi là viên nang âm đạo là một lựa chọn điều trị tốt và đã rất thành công cho bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn. Theo như phác đồ được khuyến cáo, thuốc đặt âm đạo được đưa vào âm đạo mỗi đêm trong tối đa 2 tuần. Đây được coi là một lựa chọn điều trị an toàn và có thể được sử dụng kết hợp với các loại kháng sinh khác để tăng hiệu quả điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn.

  • Thuốc đặt âm đạo điều trị nhiễm trùng nấm men

Thuốc đặt âm đạo đôi khi được kê đơn để điều trị nhiễm trùng nấm âm đạo tái phát. Nhiễm trùng nấm âm đạo không được kiểm soát hoặc nhiễm trùng tái phát thường xuyên ngay cả sau khi thực hiện các biện pháp phòng ngừa hoặc dùng thuốc điều trị đặt âm đạo và có triển vọng tốt.

  • Thuốc đặt âm đạo cho Trichomonas

Nhiễm Trichomonas thường được điều trị bằng một liều thuốc kháng sinh như metronidazole và tinidazole. Nhưng tình trạng kháng thuốc ở một số phụ nữ có thể là một vấn đề và cản trở việc điều trị. Trong những trường hợp như vậy, việc sử dụng thuốc đặt âm đạo có cơ hội điều trị thành công cao.

Các dạng thuốc đặt phụ khoa điều trị viêm nhiễm

  • Loại chứa nhiều loại kháng sinh

Viêm âm đạo không điển hình do nhiều loại vi khuẩn gây nên. Nên việc sử dụng thuốc đặt chứa nhiều kháng sinh trong trường hợp này là rất phù hợp, vì có thể tiêu diệt được nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên quá lạm dụng sử dụng thuốc, vì có thể làm mất cân bằng môi trường âm đạo dẫn đến tăng sinh vi khuẩn hoặc gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • Loại chứa một loại kháng sinh:

Loại thuốc đặt này được dùng để trị một tác nhân gây bệnh nhất định. Ví dụ: viên đặt clotrimazol điều trị nấm candida.

Thuốc đặt viêm phụ khoa gây chảy máu, nguyên nhân do đâu?

Bất kỳ phương pháp chữa bệnh nào cũng có mặt lợi, mặt hại, những rủi ro đi kèm theo, kể cả việc đặt thuốc phụ khoa cũng không ngoại lệ. Nhiều chị em thường gặp phải tình trạng vùng kín chảy máu khi đặt thuốc, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này:

Tổn thương âm đạo: Âm đạo là vùng có niêm mạc khá mỏng nên rất dễ bị tổn thương, do đó chị em phụ nữ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc, tránh gây ra những tổn thương ngoài ý muốn như cọ xát, va chạm mạnh vào niêm mạc.

Không kiêng tình dục: Trong khi đặt thuốc mà vẫn quan hệ tình dục sẽ khiến cho thuốc giảm tác dụng cũng như gia tăng mức độ tổn thương viêm nhiễm, nguy cơ tái phát rất cao.

Nội tiết tố thay đổi: Thuốc đặt sẽ làm thay đổi hormone cơ thể, gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt như rong kinh, chảy máu vùng kín…

điều trị viêm phụ khoa

Dụng cụ đặt thuốc, cách đặt thuốc chưa đúng: Sử dụng dụng cụ đặt thuốc không đạt chuẩn, thiếu an toàn gây cọ xát vào niêm mạc âm đạo khiến chảy máu. Hoặc dùng ngón tay dài, sắc nhọn để đặt thuốc cũng gây ra trầy xước.

Không làm mềm thuốc trước khi đặt: Nhiều chị em không ngâm nhanh thuốc qua nước ấm để viên thuốc mềm hơn mà lại nhanh chóng đưa trực tiếp vào âm đạo, chính cấu trúc cứng, nhọn của thuốc cũng dễ dàng gây trầy xước niêm mạc.

Nhầm lẫn với các trường hợp khác: Vùng kín bị viêm nhiễm nặng, cổ tử cung bị tổn thương gây chảy máu trong thời gian đặt thuốc sẽ khiến chị em nhầm lẫn.

Những lưu ý quan trọng khi dùng thuốc đặt phụ khoa

Để đảm bảo hiệu quả điều trị và an toàn khi dùng thuốc đặt phụ khoa, chị em cần lưu ý những điều sau:

  • Trước khi dùng thuốc, bạn hãy rửa tay và vệ sinh vùng kín thật sạch sẽ để phòng tránh nguy cơ bội nhiễm trong quá trình đặt thuốc;
  • Chỉ dùng thuốc sau khi thăm khám và xác định được bệnh. Sử dụng thuốc cần tuân theo chỉ định và liệu trình do bác sĩ đưa ra. Vì vậy nếu bản thân đang xuất hiện các triệu chứng cảnh báo viêm nhiễm phụ khoa, bạn hãy đi khám càng sớm càng tốt, tuyệt đối không được tự ý điều trị bằng cách tự mua thuốc về dùng, dùng theo đơn thuốc người khác mách bảo hoặc chữa theo phương pháp dân gian, truyền miệng không được kiểm chứng.
  • Mỗi loại thuốc đặt âm đạo sẽ phù hợp cho từng trường hợp bệnh nhân. Không dùng thuốc này để điều trị loại tác nhân gây bệnh khác.
  • Nếu sau khi đã kết thúc liệu trình, tình trạng viêm âm đoạ không được cải thiện thì nên tái khám ngay.

Phương pháp xử lý khi đặt thuốc bị ra máu

Nếu bạn bị chảy máu khi đặt thuốc thì nên bình tĩnh, tuyệt đối không hoang mang lo sợ rồi nhanh chóng đến bệnh viện, phòng khám uy tín để các bác sĩ thăm khám và điều trị tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Song song với điều trị thì chị em nên lưu ý những vấn đề sau:

Giữ vùng kín sạch sẽ: Thường xuyên vệ sinh vùng kín bằng dung dịch vệ sinh phù hợp, có thể pha nước muối loãng để rửa giúp sát khuẩn, tránh viêm nhiễm.

Thay đổi liệu trình: Bị ra máu khi đặt thuốc cũng có thể do liệu trình không phù hợp với thể trạng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đưa ra liệu trình mới hiệu quả hơn.

Thay đổi cách đặt thuốc: Cần xem lại cách đặt thuốc đã đúng hướng dẫn chưa và lưu ý loại trừ các tác nhân gây chảy máu như đã nêu ở phần trên.

Nếu bạn đang gặp phải vấn đề về bệnh lý phụ khoa, đặt thuốc bị ngứa, ra máu cần được tư vấn điều trị chi tiết hơn, hãy đến khám ngay tại phòng khám sản phụ khoa số 43 Nguyễn Khang. Để đặt lịch quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Xét nghiệm phụ khoa và những điều cần biết
Men vi sinh có thực sự cần thiết trong điều trị phụ khoa?
Dung dịch vệ sinh phụ nữ được tin dùng nhiều nhất, bạn đã biết?
Hội chứng buồng trứng buồng trứng đa nang (PCOS) - Câu hỏi thường gặp
Tổng hợp đầy đủ những cách tránh thai hiệu quả nhất hiện nay (Phần 1)