Đau lưng khi mang thai và cách khắc phục

09:11 - 04/04/2022 Lượt xem: 504 Tác giả: Thanh Nga

Một trong những khó chịu thường gặp ở các mẹ bầu, đó là những cơn đau lưng dai dẳng, thường bắt đầu từ nửa sau của thai kỳ. Các mẹ vẫn thường an ủi nhau: có niềm vui nào mà không phải “trả giá” cơ chứ. Bé yêu đang lớn dần trong bụng mẹ, thì cơ thể mẹ chắc chắn phải trải qua nhiều biến đổi không mấy dễ chịu rồi. Nhưng có những cách có thể làm để giảm thiểu cơn đau lưng đáng ghét ấy đấy.

1. Nguyên nhân đau lưng khi mang

Những thay đổi trong thai kỳ có thể khiến cho mẹ bầu bị đau lưng, phổ biến nhất là: Cơ lưng căng ra, cơ bụng yếu đi và sự xuất hiện hormone thai kỳ.

Bà bầu bị đau lưng do căng cơ lưng

Căng cơ lưng là nguyên nhân chính gây ra đau lưng khi mang thai. Khi thai nhi càng lớn dần, tử cung của bạn càng trở nên nặng hơn. Bởi vì phần trọng lượng tăng lên này tập trung ở phía trước bụng, nên đa số các bà bầu theo phản xạ tự nhiên sẽ có xu hướng uốn cong người về phía trước.

Để giữ thăng bằng, bạn buộc phải thay đổi tư thế bằng cách nghiêng mình ngược về phía sau. Điều này khiến cho cơ lưng hoạt động nặng hơn, dẫn đến bị căng cơ lưng. Hậu quả gây ra tình trạng nhức mỏi, co cứng, đau lưng khi mang thai ở các tháng cuối của thai kỳ, khi thai nhi đã bắt đầu trở nên rất to.

Sự xuất hiện của hormone trong thai kỳ

Song song với sự phát triển của thai nhi, bào thai cũng trở nên lớn dần. Để chuẩn bị tốt nhất cho sự chào đời của em bé qua đường dẫn sinh, có thể mẹ bầu tiết ra một loại hormone giúp nới lỏng các dây chằng ở khớp xương chậu. Chính nhờ loại hormone đặc biệt này, các khớp vùng chậu trở nên linh hoạt hơn và sẵn sàng giãn rộng đến mức tối đa để em bé có thể chui lọt qua khi mẹ lâm bồn. Tuy nhiên, điều này cũng có thể gây ra biểu hiện đau lưng mệt mỏi khi mang thai nếu như các khớp quá lỏng lẻo.

Đau lưng khi mang bầu do yếu cơ bụng

Cơ bụng của của bạn có nhiệm vụ hỗ trợ cột sống và đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của vùng lưng. Khi mang thai, các cơ ở vùng bụng trở nên căng ra và bị yếu đi. Điều này làm tăng nguy cơ bà bầu bị đau lưng, nhất là khi vận động, tập thể dục.

2. Biểu hiện của đau lưng khi mang thai

Đau lưng khi mang thai là tình trạng rất phổ biến ở bà bầu (khoảng 50-80%). Tùy vào từng người mà mức độ đau có thể khác nhau Tuy nhiên, biểu hiện thường thấy của chứng đau lưng thai kỳ là:

  • Cơn đau xuất hiện ở những 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ
  • Đau khớp nối giữa xương cùng và xương chậu
  • Cảm giác đau ở thắt lưng
  • Cơn đau nặng hơn về đêm

Đau lưng khi mang thai còn có khả năng bắt nguồn từ nguyên do liên quan đến đĩa đệm hoặc yếu tố khác. Vì vậy, trong quá trình thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể cho mẹ bầu thực hiện xét nghiệm kiểm tra thể chất để đánh giá tình trạng đau lưng.

3. Cách khắc phục

đau lưng khi mang thai

Để ngăn ngừa, hạn chế xảy ra đau lưng khi mang thai, bà bầu cần chú ý đến tư thế đứng, ngồi và cách di chuyển. Dưới đây là một số mẹo có thể giúp mẹ bầu tránh được phần nào tình trạng này:

  • Tập thể dục: Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp tăng cường cơ bắp và gia tăng sự linh hoạt của cơ thể, điều này làm giảm áp lực lên cột sống của bạn. Đi bộ và bơi lội là các bài tập an toàn cho hầu hết phụ nữ mang thai. Nếu bạn có bất kỳ băn khoăn nào về việc tập luyện thể dục trong thai kỳ, hãy hỏi ý kiến bác sĩ của mình nhé.
  • Đừng cúi người xuống quá phần thắt lưng: Để nhặt món đồ làm rơi rớt dưới đất, bạn nên ngồi xổm xuống, uốn cong đầu gối nhưng vẫn giữ thẳng cột sống lưng.
  • Cải thiện tư thế: Khòm lưng gây áp lực rất lớn lên cột sống của bạn, nên hãy chú ý tư thế thích hợp khi đi đứng, ngồi làm việc, và cả khi nằm nữa bạn nhé. Ví dụ, ngủ nghiêng về một bên với một chiếc gối đặt giữa hai đầu gối, một chiếc gối mềm khác phía dưới bụng sẽ làm giảm áp lực lên lưng. Khi ngồi làm việc, bạn có thể đặt một chiếc gối nhỏ phía lưới thắt lưng, chân đặt cao trên bục đỡ để cột sống được hỗ trợ. Ngoài ra, hãy di chuyển bàn chân khi xoay người, tránh việc chỉ xoay lưng làm tăng áp lực lên cột sống.
  • Mang giày đế bằng: Giày đế bằng giúp phân bổ đều trọng lượng, giúp bạn giữ thăng bằng dễ dàng hơn, giảm áp lực lên cột sống và cơ lưng.
  • Chườm mát/ấm: Nếu bác sĩ của bạn đồng ý, bạn có thể bắt đầu bằng cách chườm mát (có thể là khăn bọc ít viên đá lạnh/chai nước mát) lên vùng lưng bị đau tối đa 20 phút mỗi lần, khoảng vài lần một ngày. Sau hai hoặc ba ngày, chuyển sang chườm ấm vùng bị đau. Nhưng bạn hãy cẩn thận, không được chườm vào bụng đâu đấy.

4. Khi nào tôi cần đến bác sĩ?

Nếu tình trạng đau lưng của bạn quá dữ dội, hoặc dai dẳng hơn 2 tuần, bạn nên liên hệ với bác sĩ của mình. Đây có thể là triệu chứng của sinh non, hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngoài ra, hãy đến bác sĩ ngay lập tức nếu ngoài đau lưng, bạn còn bị sốt, nóng rát khi đi tiểu hoặc chảy máu âm đạo.

Vì sự an toàn của bé, đừng uống thuốc giảm đau nếu chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ, mẹ bầu nhé.

Để thăm khám, quản lí thai định kì tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang, quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ
Vitamin A và nguy cơ dị tật thai nhi
Ngộ độc Paracetamol và lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai
Ốm nghén nặng, mẹ bầu nên dùng gì?