Dùng thuốc trị mụn khi mang thai
11:42 - 09/03/2024 Lượt xem: 257 Tác giả: Thanh Nga
Chắc hẳn khi mang thai mẹ bầu nào cũng bỡ ngỡ trước sự thay đổi về vẻ bề ngoài cũng như bên trong cơ thể. Một trong những vấn đề khiến các sản phụ trăn trở đó là tình trạng nổi mụn trong thai kì. Vậy những loại thuốc trị mụn nào có thể dùng khi mang bầu? Các mẹ hãy cùng Phòng khám 43 Nguyễn Khang tìm hiểu nhé!
Nguyên nhân hình thành mụn khi mang thai?
Mụn bùng phát trong giai đoạn mang thai có thể do các nguyên nhân sau đây:
- Thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn đầu của thai kì là nguyên nhân chủ yếu. Trong giai đoạn này, hormone estrogen gia tăng khiến da sản sinh ra nhiều bã nhờn từ đó lỗ chân lông bị tắc nghẽn, tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn. Nếu trước đó mẹ đã từng bị mụn trứng cá hay thường nổi mụn trứng cá trước kì kinh thì khả năng bùng phát mụn nặng khi mang thai là rất lớn.
- Sử dụng mỹ phẩm hay các sản phẩm chăm sóc da gốc dầu cũng có thể là một trong các nguyên nhân.
- Sự nhạy cảm của hệ miễn dịch trong giai đoạn mang bầu cũng khiến vi khuẩn phát triển và gây viêm ở các lỗ chân lông.
- Thay đổi về vóc dáng, tâm sinh lý khiến mẹ nhạy cảm hơn và dễ bị stress, mệt mỏi. Điều này vô tình làm sức đề kháng của mẹ giảm, cơ thể tiết ra một lượng lớn cortisol khiến các tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ và tiết ra nhiều dầu hơn.
- Xu hướng thèm ăn đồ ngọt, chiên xào, cay nóng…. Cũng là một trong các tác nhân gây tăng sinh hormone khiến da tiết nhiều dầu thừa gây tắc lỗ chân lông và gây mụn.
- Chăm sóc da chưa đúng cách.
Các thuốc trị mụn có thể dùng khi mang thai
Trong giai đoạn mang thai, việc sử dụng bất kì loại thuốc nào cũng cần hết sức thận trọng để tránh ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Thuốc trị mụn khi mang thai chỉ được dùng khi có chỉ định và tư vấn của bác sĩ và các chuyên gia y tế.
Kháng sinh dạng uống: Cefadroxil có hiệu quả giảm mụn và không gây bất thường thai nhi trong các nghiên cứu trên động vật. Azithromycin và Clarithromycin cũng an toàn nhưng có thể xuất hiện vài trường hợp dị tật bẩm sinh. Không dùng Doxycyline, Minocycline và Tetracycline trong 15 tuần đầu tiên của thai kỳ.
Kháng sinh dạng bôi: Clindamycin được xem là an toàn trong thai kỳ.
Salicylic acid: Thuộc phân loại nhóm C theo FDA. An toàn nếu dùng trong thời gian ngắn (có vài nghiên cứu khuyến cáo không nên dùng trong thai kỳ).
Azelaic acid: An toàn trong thai kỳ khi nghiên cứu trên động vật.
Benzoyl Peroxide: An toàn trong thai kỳ khi sử dụng với lượng nhỏ.
Dapsone: Nghiên cứu trên động vật chưa tìm thấy dị tật nhưng dữ liệu còn hạn chế. Vì thế, ngay cả bác sĩ vẫn rất cẩn trọng khi chỉ định dùng dapsone cho các bà bầu.
Các thuốc chống chỉ định điều trị mụn trong thai kỳ
Isotretinoin, Tazarotene: là các loại thuốc trị mụn cấm sử dụng trong thời gian mang thai vì có khả năng gây quái thai. Trường hợp đang dùng Isotretinoin đường uống, muốn mang thai cần ngưng sử dụng thuốc ít nhất 1 tháng.
Tretinoin, Adapalene: cần phải ngưng sử dụng khi mang thai.
Một số phương pháp kiểm soát mụn đơn giản
- Giữ da sạch: lựa chọn loại sữa rửa mặt phù hợp. Rửa mặt 2 lần/ngày vào buổi sáng và trước khi đi ngủ. Nhất là khu vực đường viền hàm dưới vì khu vực này là nơi lỗ chân lông dễ bị tắc nghẽn. Ngoài ra, khi gội đầu, bạn không nên sử dụng loại dầu gội có tính dầu.
- Giặt bao áo gối thường xuyên để tránh tiếp xúc với bã nhờn còn đọng lại trên gối.
- Không cọ xát vùng mụn. Tránh nặn mụn.
- Tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời quá nhiều.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp duy trì độ pH của da.
- Tránh trang điểm khi đang trị mụn.
- Chế độ dinh dưỡng phù hợp tránh đồ ngọt, cay, nóng,… bổ sung các loại hạt, trái cây, rau củ tươi.
- Bổ sung Vitamin B2. Thiếu hụt vitamin B2 có thể khiến da sản xuất nhiều chất bã nhờn. Các thực phẩm chứa nhiều vitamin B2 bao gồm: các loại rau có màu xanh, măng tây, rau chân vịt, hạt mè…
Các mẹ có thể tham khảo thêm một số bài viết về chăm sóc sức khoẻ sinh sản TẠI ĐÂY
Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.